Dù đạt được con số ấn tượng nhưng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc khi 3/4 sản lượng xuất khẩu được cung cấp cho thị trường này.
Tăng trưởng ấn tượng
Trong tháng 4, xuất khẩu rau quả vẫn tiếp tục đạt được con số ấn tượng khi đạt kim ngạch 353,782 triệu USD, tăng 10% so tháng 4/2017. Như vậy, 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK rau quả đạt 1,323 tỷ USD, ước tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, quý I.2018, xuất khẩu rau quả ước đạt 933 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm 77% tổng kim ngạch XK rau quả của Việt Nam. Thị trường Mỹ đứng thứ 2 với kim ngạch 18,5 triệu USD (2,84% thị phần) và thứ 3 là Nhật Bản với 17,5 triệu USD (2,7% thị phần).
Vải thiều chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: IT.
Đã nhiều năm nay, XK rau quả của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đơn cử như năm 2017, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, chiếm 75,7% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Cũng trong năm này, xuất khẩu rau quả tăng trưởng “thần kỳ” từ 2,5 tỷ USD lên 3,5 tỷ USD và lượng tăng này chủ yếu đến từ xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc khi kim ngạch thu được từ thị trường này tăng từ 1,74 USD (2016) lên 2,65 tỷ USD (2017), nghĩa là tăng trên 900 triệu USD.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam đánh giá xuất khẩu rau quả năm 2018 tiếp tục tăng trưởng 25-30% và đạt khoảng 4,3-4,5 tỷ USD, trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chính.
Chưa bị ảnh hưởng bởi quy định mới
Dù đạt được con số ấn tượng nhưng nhiều chuyên gia đánh giá việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Những quy định mới trong chính sách xuất nhập khẩu (từ ngày 1.4, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với rau quả nhập khẩu) đang là điều khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.
XK rau quả sang Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng bởi quy định mới.
Thực tế cho thấy đến thời điểm này, XK rau quả sang Trung Quốc vẫn đang bình thường và nhiều khả năng không bị ảnh hưởng nhiều từ quy định nói trên. Theo bà Đặng Thu Thủy, chuyên viên thương mại của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), đến thời điểm này, hoạt động XK rau quả (chủ yếu là trái cây) sang Trung Quốc vẫn đang diễn biến một cách bình thường, chưa thấy khó khăn, trở ngại gì.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cho biết, các DN trên địa bàn vẫn đang XK thanh long sang Trung Quốc một cách bình thường. Theo ông Hiệp, Quảng Tây chỉ chiếm khoảng 10% lượng rau quả Việt Nam XK sang Trung Quốc. Quảng Đông mới là tỉnh chiếm phần lớn lượng rau quả Việt Nam XK sang Trung Quốc. Khi vào Quảng Đông, một lượng lớn rau quả Việt Nam được đưa tiếp sang tỉnh Quảng Châu để phân phối cho khu vực phía Đông của Trung Quốc. Vì những yếu tố trên mà việc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) yêu cầu rau quả lưu thông trên địa bàn tỉnh này phải có truy xuất nguồn gốc, sẽ chưa gây ảnh hưởng nhiều tới XK rau quả Việt Nam sang nước này.
Mặt khác, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc rau quả của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây vẫn đang mang tính hình thức là chính. Các DN Việt Nam hoàn toàn có thể tự cung cấp thông tin về nhà vườn, nhà xưởng đóng gói… cho nhà NK ở Quảng Tây.
Bà Đặng Thu Thủy cho biết, từ khi có thông báo của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về truy xuất nguồn gốc rau quả, nhiều DN Việt Nam XK rau quả sang Trung Quốc đã chủ động liên hệ với các nhà NK Trung Quốc để tìm hiểu rõ các quy định nhằm chủ động thực hiện theo đúng các yêu cầu của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây.
Chính vì vậy, các DN ngành hàng rau quả cần phải chủ động, quan tâm tới việc tổ chức sản xuất, thu mua, cung ứng, XK có truy xuất nguồn gốc ngay từ bây giờ. Theo ông Trần Ngọc Hiệp, nếu DN có quyết tâm và làm một cách nghiêm túc, thì làm truy xuất nguồn gốc cho rau quả XK không có gì khó khăn. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều vùng sản xuất rau quả XK chưa có mã số vùng trồng. Nhiều DN XK rau quả Việt Nam mới chỉ có code để XK sang Mỹ, EU…, mà chưa có code XK sang Trung Quốc. Do đó, Bộ NNPTNT cần sớm quan tâm tới việc cấp mã số vùng trồng, cấp code cho các DN XK rau quả sang Trung Quốc cũng như các thị trường khác.
Nhìn chung các chuyên gia, doanh nhân ngành rau quả đều cho rằng yêu cầu truy xuất nguồn gốc rau quả của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là bình thường, sớm muộn gì họ cũng sẽ thực hiện, không chỉ trên địa bàn tỉnh này mà cả ở các tỉnh khác. Những động thái đó cũng là điều tốt để ngành hàng rau quả Việt Nam phải thay đổi theo hướng làm ăn một cách bài bản, bền vững hơn.
Bắt được rùa 200kg, thương lái trả 150 triệu người miền Tây không bán chỉ muốn thả Khi đánh bắt bằng lưới cào tại khu vực cửa sông Hàm Luông, anh Toản lưới được con rùa biển nặng đến 200 kg. Sau ... |
Thị trường cà phê Việt nằm trong tay ai? Nếu trước đây, thị trường cà phê Việt chỉ vài cái tên chi phối như Trung Nguyên, Nescafe, Vinacafe... thì nay đã có sự cạnh ... |
Những nông sản tăng giá đột biến vì Trung Quốc thu gom Nếu năm ngoái giá thanh long, chuối rớt thê thảm thì hiện nay lại tăng cao kỷ lục. |
Cảnh báo việc thương lái Trung Quốc lùng mua nông sản Việt Hàng loạt nông sản Việt bỗng tăng giá chóng mặt rồi bất ngờ hạ giá thảm hại và đây không phải chuyện mới. |