Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hôm 16/11 thông quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận ở phía tây bán đảo Lôi Châu, tức vịnh Bắc bộ, từ ngày 17 – 30/11.
Khu vực tập trận nằm ở phía đông bắc vịnh Bắc bộ và tàu thuyền bị cấm vào khu vực có bán kính 5 km trong thời gian diễn ra tập trận.
Hoàn Cầu thời báo ngày 16/11 khoe rằng trong khu vực tương tự gần bán đảo Lôi Châu, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật bao phủ khu vực rộng lớn và sử dụng đạn dược có sức công phá lớn vào cuối tháng 7.
Trung Quốc tập trận dài ngày ở Vịnh Bắc Bộ |
Theo các thông báo từ Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và Cục Hải sự Quảng Tây, PLA tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ, tính từ đầu năm tới nay.
Cũng trong ngày 16/11, Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông đưa ra một thông báo khác cho hay một cuộc tập trận diễn ra ở phía bắc Biển Đông từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 17/11. PLA Daily, cơ quan ngôn luận của PLA, đưa tin cuộc tập trận diễn ra ở vịnh Hồng Hải, ở phía bắc Biển Đông, nhưng không cung cấp chi tiết.
Trong khi đó, theo trang tin Eastday.com ở Thượng Hải, vịnh Hồng Hải có thể được sử dụng cho cho các cuộc tập trận đổ bộ và chiếm đảo. Eastday.com còn lưu ý khu vực tập trận cách quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát, chỉ khoảng 185 km.
Theo các thông báo từ Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông và Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, tính từ đầu năm đến nay, PLA tiến hành ít nhất 8 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có ít nhất 5 cuộc tập trận trái phép xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây là hành động được xem là “đáp trả” cuộc tập trận hải quân Malabar giai đoạn 2 của nhóm Bộ Tứ. Ngày 17/11, các quốc gia trong nhóm Bộ Tứ gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân Malabar giai đoạn 2 ở biển Arab, với sự tham gia của 2 nhóm tác chiến tàu sân bay và các tàu chiến khác.
Theo mạng Times of India, Ấn Độ sẽ triển khai tàu sân bay duy nhất của nước này INS Vikramaditya 44.500 tấn chở theo máy bay chiến đấu MiG-29K, trong khi Mỹ huy động tàu sân bay USS Nimitz hơn 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân tham gia cuộc tập trận kéo dài 4 ngày.
Tổng cộng sẽ có khoảng 12 tàu chiến và hàng chục máy bay được triển khai tham gia các cuộc diễn tập chiến đấu.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nước nhóm Bộ Tứ đang đẩy mạnh việc bảo vệ “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhóm Bộ Tứ bước vào giai đoạn 2 tập trận Malabar |
Tuyên bố ngày 16/11 của Hải quân Ấn Độ nêu rõ, giai đoạn này sẽ chứng kiến các hoạt động chung, xoay quanh Nhóm tàu sân bay chiến đấu Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ và Nhóm tàu sân bay tấn công Nimitz của Hải quân Mỹ.
Hai tàu sân bay này, cùng với các tàu khác, tàu ngầm và máy bay của các lực lượng hải quân tham gia, sẽ tiến hành các hoạt động hải quân cường độ cao trong hơn 4 ngày, trong đó có đáp máy bay lên tàu của nhau, phòng không nâng cao của máy bay chiến đấu MiG-29K từ tàu Vikramaditya và F-18, máy bay cảnh báo sớm E2C Hawkeye từ tàu Nimitz.
Ngoài ra, các bên cũng tiến hành diễn tập tác chiến mặt nước và chống ngầm nâng cao, điều khiển tàu và khai hỏa vũ khí, nhằm tăng cường hơn nữa khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân 4 nước.
Giai đoạn một của cuộc tập trận Malabar được tổ chức trong tuần đầu tiên của tháng 11 tại Vịnh Bengal. Giai đoạn 2, với sự tham gia của các tàu sân bay, sẽ lớn hơn nhiều về quy mô lực lượng và độ phức tạp.
Các quốc gia nhóm Bộ Tứ đã tuyên bố rõ rằng, cuộc tập trận này thể hiện sức mạnh tổng hợp và khả năng phối hợp mức độ cao giữa các lực lượng hải quân thân thiện của 4 nước, vốn dựa trên các giá trị và cam kết chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, bao trùm và một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Phóng viên (t/h)
Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Australia bắt đầu giai đoạn 2 Tập trận Hải quân Malabar |
Hải quân "Bộ Tứ" lần đầu diễn tập chung |
Cuộc tập trận lịch sử của "Bộ tứ kim cương" bắt đầu từ 3/11 |