Theo chuyên gia John S.Van Oudenaren của tờ National Interest, dù sự phát triển của Quân đội Trung Quốc là thách thức nhưng chưa đủ mạnh đe dọa vị thế của Mỹ.
Nhận định trên được chuyên gia John S.Van Oudenaren đưa ra sau khi trong bản báo cáo dài 136 trang do Lầu Năm Góc công bố ngày 2/5 nhận định "các lực lượng mặt đất, hải quân, không quân và tên lửa của Trung Quốc ngày càng tăng cường khả năng phô diễn sức mạnh".
Bản báo cáo này còn cho rằng, sự phát triển của quân đội Trung Quốc còn "thách thức ưu thế quân sự của Mỹ" trong khu vực. Lực lượng Trung Quốc phát triển nhanh và khiến Mỹ lo ngại nhất chính là Hải quân.
Theo số liệu thống kê cho thấy, tính đến đầu năm 2018, Hải quân Trung Quốc có 328 tàu. Nước này hiện có gần 350 tàu và lớn hơn Hải quân Mỹ. Trung Quốc là nước đóng tàu lớn nhất thế giới và với tốc độ sản xuất hiện tại có thể sớm đưa vào vận hành 400 tàu.
Trung Quốc cũng đưa vào hoạt động gần 3 chiếc tàu ngầm mỗi năm, và trong 2 năm sẽ có hơn 70 chiếc trong hạm đội của mình. Hải quân Trung Quốc cũng vận hành ngày càng nhiều tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống, tất cả đều được trang bị tên lửa hành trình chống tàu tầm xa.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, Trung Quốc đưa vào hoạt động hơn 30 chiếc tàu hộ tống hiện đại. Với tốc độ hiện tại, Trung Quốc có thể có 430 tàu nổi và 100 tàu ngầm trong vòng 15 năm tới.
Theo cơ quan nghiên cứu RAND của Mỹ, hạm đội của Trung Quốc hiện nay cũng hiện đại hơn, dựa trên các tiêu chuẩn đóng tàu hiện đại. Trong năm 2010, chưa đến 50% tàu Trung Quốc được xếp loại hiện đại; vào năm 2017, hơn 70% là hiện đại.
Tàu ngầm diesel của Trung Quốc ngày càng ít tiếng động và thách thức năng lực chống tàu ngầm của Mỹ. Các tên lửa hành trình chống tàu được phóng từ tàu và từ trên không của Trung Quốc có tầm bắn và tàng hình đáng kể và được dẫn đường bởi các công nghệ ngày càng tinh vi.
RAND cho rằng, Hải quân Trung Quốc giờ đây tạo ra một thách thức đáng kể đối với hạm đội tàu nổi của Mỹ. Các tên lửa đạn đạo thông thường tầm trung DF-21C và DF-26 có thể vươn tới căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Malaysia và Guam.
Đặc biệt hiện lực lượng này đã sẵn sàng đưa vào trang bị chiếc tàu sân bay tự đóng đàu tiên. Không chỉ tự phát triển vũ khí, Trung Quốc còn không tiền mua vũ khí từ Nga.
Bất chấp những tiến bộ không thể phủ nhận của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, nhưng chuyên gia John S.Van Oudenaren cho rằng, chúng không được đánh giá cao bởi công nghệ tàng hình vỏ tàu kém, hệ thống động cơ hạt nhân lạc hậu, dễ bị phát hiện; trong khi hệ thống vũ khí chưa hoàn thiện.
Nhưng trong vòng 10 năm nữa, mọi chuyện có thể sẽ khác.
Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc điều tàu ngầm đến Bắc Cực Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập sự hiện diện và răn đe hạt nhân tại Bắc Cực thông qua hoạt ... |
Lo bị Nga, Trung vượt mặt, Mỹ muốn phóng hai tên lửa siêu vượt âm năm 2019 Mỹ đang tăng tốc thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm để bắt kịp tiến bộ của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này. |