Giữa lúc cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn gia tăng nguy hiểm, Washington kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, một yêu cầu mà Trung Quốc coi là “cuộc xâm lược” đối với chủ quyền kinh tế của nước này.
Tân Hoa Xã hôm 25-5 bình luận: "Tại bàn đàm phán, chính phủ Mỹ đưa ra một số yêu cầu kiêu ngạo đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước".
"Rõ ràng, điều này vượt quá phạm vi đàm phán thương mại và chạm vào hệ thống kinh tế cơ bản của Trung Quốc. Điều này cho thấy đằng sau cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc, họ đang cố gắng xâm chiếm chủ quyền kinh tế của Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải làm tổn hại lợi ích cốt lõi của mình", Tân Hoa Xã viết.
Bài bình luận nói Mỹ đưa ra những cáo buộc vô căn cứ bao gồm cả việc nói Bắc Kinh bắt buộc các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc chuyển giao công nghệ, nói tất cả là bằng chứng cho thấy Mỹ đang "buộc Trung Quốc thay đổi con đường phát triển". Hãng tin Reuters ngày 26-5 cho biết các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc không chỉ được hưởng các khoản trợ cấp rõ ràng mà còn có các lợi ích ngầm như bảo lãnh chính phủ cho các khoản nợ và lãi suất thấp hơn với các khoản vay ngân hàng, theo các nhà phân tích và các nhóm thương mại.
Washington cấm Huawei, tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, mua các phần mềm và chất bán dẫn của Mỹ. Ảnh: REUTERS
Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang mạnh mẽ vào đầu tháng 5 sau khi chính quyền ông Trump cáo buộc Trung Quốc từ bỏ các lời hứa thay đổi cấu trúc đối với các hoạt động kinh tế. Washington sau đó áp thêm thuế quan lên tới 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải trả đũa. Trung Quốc phủ nhận việc rút lại lời hứa của mình nhưng nhắc lại rằng họ sẽ không nhượng bộ các vấn đề nguyên tắc, để bảo vệ lợi ích cốt lõi - dù thông tin chi tiết không được đưa ra.
Theo báo South China Morning Post, Trung Quốc chắc chắn đang chuẩn bị cho viễn cảnh tồi tệ nhất trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như vẫn ưu tiên hơn chiến lược giảm bớt căng thẳng với Washington. Cho đến nay, các quan chức cấp cao của Trung Quốc vẫn kiềm chế đưa ra những phát ngôn mang tính đối đầu với Mỹ trước công chúng. Đơn cử, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải ngày 21-5 chia sẻ với Fox News rằng Bắc Kinh vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Washington.
Nhà bình luận Vương Tương Vĩ nhận định: "Ở thời điểm hiện tại, sẽ là khôn ngoan nếu Trung Quốc tiếp tục đề cao vấn đề đạo đức và không học theo Mỹ bằng cách đưa ra biện pháp đáp trả nhằm vào các công ty Mỹ. Khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào tháng 6, đây sẽ là cơ hội tốt để họ đạt được một thỏa thuận để giảm bớt căng thẳng".
Giấc mơ hiện đại hóa quân đội TQ gặp khó vì chất lượng binh sĩ Trung Quốc đang tham vọng xây dựng quân đội hiện đại, tinh nhuệ, nhưng trình độ học vấn thấp của binh sĩ khiến mục tiêu ... |
Ngắm ngôi làng giàu có nhất Trung Quốc Đến ngôi làng Hoa Tây thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên trước sự giàu có đến khó tin tại ... |
H.Bình (Theo SCMP, Reuters)