Để chuẩn bị cho giai đoạn kiểm soát lũ quan trọng trên sông Hoàng Hà, đập Tiểu Lãng Đế đã xả nước liên tục 19 ngày qua.

Theo Tân Hoa Xã, hồ chứa đập Tiểu Lãng Để - đập thủy điện lớn thứ 2 của Trung Quốc, đã xả lũ liên tục trong 19 ngày qua. Đây là động thái nhằm ứng phó cho giai đoạn kiểm soát lũ quan trọng trên sông Hoàng Hà - sông dài thứ 2 Trung Quốc, chỉ sau Dương Tử.

Trước đó, theo AP, từ đầu tháng 7, tình hình lũ phức tạp trên thượng nguồn để buộc đập Tiểu Lãng Để ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc tiến hành xả bớt nước.

Đập Tiểu Lãng Đế được xây dựng vào năm 1994 và khánh thành vào năm 2000, với kinh phí ước tính 3,5 tỷ USD. Đập cao 154 mét và rộng 1.317 mét, có công suất lắp đặt 1.836 Megawatt và sản lượng điện hàng năm lên tới 5,1 Terawatt giờ (TWh) với 6 tổ máy.

trung quoc xa lu 19 ngay lien tiep chong mua lu

Với vị trí quan trọng ở tỉnh Hà Nam, đập Tiểu Lãng Đế có hồ chứa với dung tích tối đa 12,65 km khối, có nhiệm vụ giảm lũ, kiểm soát lượng bùn cát, cấp nước và phát điện. Hàng năm cứ đến cuối tháng 6 và đầu tháng 7, khoảng 2 tuần trước khi mùa lũ bắt đầu, giới chức Trung Quốc sẽ tiến hành xả lũ trên đập Tiểu Lãng Đế.

Con đập có khả năng xả nước trong hoặc nước có phù sa tuỳ từng thời điểm. Do sông Hoàng Hà có lượng phù sa rất lớn nên sau khi đập Tiểu Lãng Đế giải phóng lượng phù sa khỏi hồ chứa thì dùng nước trong để đẩy phù sa đi. Việc xả lũ của đập Tiểu Lãng Đế có thể làm đáy sông sâu thêm 1,8 mét mỗi năm.

Đập thủy điện này là dự án đa năng có mục tiêu kiểm soát lũ, cấp nước công nghiệp, thủy điện… Khu vực xung quanh hạ lưu của Hoàng Hà vốn là khu dân cư đông đúc và là một trong những khu nông nghiệp chính. Tiểu Lãng Để được xây dựng để kiểm soát lũ trên sông Hoàng Hà. Đây là 1 trong 27 con đập được xây trên con sông này.

Việc xả lũ sẽ kéo dài trong khoảng 20 ngày, với tổng cộng 50 triệu m3 nước được đưa xuống hạ nguồn. Vì sông Hoàng Hà chứa nhiều trầm tích, nên cần có một quá trình lắng đọng trước khi nước được đưa về đồng bằng.

Số liệu đo đạc cho thấy, mực nước ở trạm Thành Lăng Cơ (hồ Động Đình) đạt 34,03m sáng 19/7, vượt cảnh báo 1,53m, trong khi đó mực nước tại 51 con đê, đập ở thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam cũng vượt mức báo động.

Thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy sáng sớm 20/7 cũng đã nâng cấp cảnh báo phòng chống lũ lên cấp độ 1 (cấp cao nhất) khi mực nước ở một số đập tại đây dâng cao, như mực nước ở đập Vương Gia đạt mức 29,17m, cách mực nước đảm bảo an toàn 0,13m, một số khu vực khác như Nam Chiếu, Nhuận Hà mực nước dâng cao cách mực nước đảm bảo an toàn từ 0,29m đến 0,6m.

Chính quyền thành phố cảnh báo, mưa lớn sẽ tiếp tục kép dài từ nay đến ngày 23/7, do đó tình hình phòng chống lũ tại đây là vô cùng nghiêm trọng.

Theo thống kê, mưa lũ từ đầu tháng 7 đến nay đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với nhiều địa phương của Trung Quốc khiến ảnh hưởng tới đời sống của 24 triệu người, 31 người chết và mất tích. Nếu tính từ đầu năm đến nay, mưa lũ đã gây ảnh hưởng tới đời sống của khoảng 40 triệu người dân Trung Quốc, hơn 141 người chết và mất tích, với thiệt hại kinh tế vượt qua con số 12 tỷ USD.

PV (th)

trung quoc xa lu 19 ngay lien tiep chong mua lu Hệ thống đê điều làm tình hình lũ lụt của Trung Quốc trầm trọng hơn?
trung quoc xa lu 19 ngay lien tiep chong mua lu Trung Quốc tăng mức cảnh báo lũ lên cao nhất dù phải nổ tung đập để xả nước
trung quoc xa lu 19 ngay lien tiep chong mua lu Trung Quốc: Từ mùa lũ 2020 nhìn lại hình ảnh nghẹt thở trận lụt 1998

/ Nghề nghiệp và cuộc sống