(Tin tức thời sự) - Theo ông Bình, nhờ truyền chất dinh dưỡng mà những hàng cây cổ thụ trong TP.Trà Vinh có sức sống và ra hoa nhiều hơn.
Đó là thông tin do ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng phòng quản lý đô thị TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) cho báo Đất Việt biết vào chiều ngày 9/10.
"Từ khi áp dụng phương pháp truyền chất dinh dưỡng cho cây thì ai cũng nhận thấy hiện tượng cây khô cằn không còn như trước nữa, các cây đều sống tốt, không bị rụng bông, rụng trái như những năm trước.
Tuy nhiên, ngoài biện pháp truyền chất dinh dưỡng, thành phố còn áp dụng nhiều phương pháp khác kết hợp thì mới có kết quả như hiện nay", ông Bình nói.
Nói về túi truyền dịch này, ông Bình cho rằng, hàng Trung Quốc và Nhật Bản đều có chất lượng giống nhau. Tuy nhiên, thành phố Trà Vinh không sử dụng túi truyền dịch của Trung Quốc.
Công nhân cây xanh truyền chất dinh dưỡng trực tiếp cho các cổ thụ suy kiệt. Ảnh: VNE
Theo ông Bình: "Chuyên gia người Hà Lan đã mang công nghệ, phương pháp mới về chăm cây cho Trà Vinh. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh áp dụng cách truyền chất dinh dưỡng cho cây.
Mặc dù là cây cổ thụ nhưng tính ra mỗi cây dùng không đến 1 lít nước chất dinh dưỡng, trung bình mỗi năm thành phố sẽ truyền dịch cho các cây 1 lần".
Cũng theo ông Bình, trước đó các chuyên gia đã xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây suy kiệt là do đô thị hóa, bê tông hóa dẫn đến nước ở gốc cây không thẩm thấu xuống rễ.
Ngoài ra, chăm sóc cây không đúng, nhất là vào mùa khô khiến cây thiếu nước trầm trọng, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng ngày càng nặng.
Chia sẻ về túi truyền dịch này, ông Lê Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thảo dược Maphaco, đường Điện Biên Phủ (thị trấn Sapa, Lào Cai) cho rằng, tất cả những túi truyền dịch của Việt Nam đều là túi nước ngoài và được phân chia làm 2 nguồn. Trong đó, 1 nguồn của Nhật có giá 1,2 triệu/túi/lít, túi truyền dịch của Trung Quốc có giá 430.000/túi.
"Túi truyền dịch của Nhật nhập về Việt Nam phải thông qua nhiều khâu đoạn, thủ tục nên có giá đắt, còn thuốc nhập của Trung Quốc là hàng nhập lậu trong khi đó chất lượng như thuốc Nhật. Hiện nay có đến 90% người trồng cây Việt Nam dùng túi truyền dịch của Trung Quốc vì giá rẻ và thuần với Việt Nam nhiều hơn.
Túi truyền dịch này được dùng chủ yếu là bơm vào đường mao mạch, bởi trong mỗi cây có 1 cái ven. Khi khoan để truyền dịch dinh dưỡng cho cây thì khoan vào lớp gỗ bên trong của cây sẽ cứu được tất cả vỏ khô và các đầu rễ chưa có nước", ông Minh cho biết.
Cổ thụ đâm chồi non sau khi được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: VNE
Theo ông Minh, cây không có rễ nghĩa là cây không có chất dinh dưỡng, bởi vậy nếu chỉ dùng thuốc kích thích dội bên ngoài chỉ được 5%.
"Điều này lý giải tại sao từ trước đến nay dân Trung Quốc sang Việt Nam mua cây cổ thụ rất nhiều mà không cần rễ cây, chỉ cần lấy nguyên củ của cây và không cần bầu đất, đó chính là do họ dùng túi truyền dịch cho cây.
Từ đấy tôi đã học được nghề truyền dinh dưỡng cho cây qua đường mao mạch và thấy rất hiệu quả", Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Thảo dược Maphaco cho biết thêm.
Trước đó, báo chí đưa tin, TP Trà Vinh có hơn 13.000 cây xanh, trong đó, khoảng 1.000 cổ thụ sao đen, dầu rái, me... trên 100 năm tuổi nằm trên các tuyến đường trong tình trạng suy kiệt, già cỗi, kém phát triển, khả năng chết rất cao.
Năm 2016, tỉnh Trà Vinh mời các chuyên gia ở Hà Lan, Australia, Viện giống cây trồng (Bộ Nông nghiệp) và Đại học Nông lâm đến khảo sát, tìm nguyên nhân rừng cổ thụ suy kiệt và đề xuất các giải pháp xử lý.
Sau khi xác định nguyên nhân, giải pháp được đưa ra là cải tạo mở rộng bồn gốc cây, thay lớp đất mặt và bón phân, khử trùng; lắp đặt các ống nhựa rộng 0,12 m, dài 1,5 m tại mỗi gốc cây nhằm trữ nước khi tưới để thẩm thấu xuống rễ trong mùa khô; truyền dịch dinh dưỡng trực tiếp cho cây; chăm sóc, vén tàn, gỡ ký sinh trên thân cây.
Đến nay, sau hai năm, được chăm sóc đặc biệt, gần 400 cổ thụ ở 15 tuyến đường phục hồi mạnh mẽ. Nhiều cây tưởng chết nhưng sau khi được cắt nhánh chết, thay đất, bón phân, tưới nước đầy đủ, đặc biệt là "vô nước biển" đã đâm chồi, xanh tươi.
Thú cưng xếp hàng truyền nước vì sốc nhiệt Những ngày nắng nóng, Bệnh viện Thú y ở Hà Nội quá tải vì số “bệnh nhân“ tăng gấp ba lần. |
Vợ lên mạng cầu cứu hội chị em sau khi y tá trẻ đến nhà truyền nước rồi gạ gẫm luôn cả chồng Phát hiện tin nhắn qua lại giữa chồng và y tá trẻ đến truyền nước dịch vụ tại nhà, người vợ không khỏi bức xúc. |
Bé trai 32 tháng tuổi tử vong bất thường khi đang truyền dịch Bé trai 32 tháng tuổi có biểu hện nôn ói được người nhà đưa đi cấp cứu. Hơn 10 giờ nhập viện, bé được nhân viên y tế truyền dịch ... |
Thu Hoài