“Những người kinh doanh vàng không quá quan tâm đến ý nghĩa của ngày Vía Thần Tài. Họ là dân buôn nên luôn đặt động cơ kiếm lời lên trên hết”, Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết.
Ngày Vía Thần Tài, chỉ nhìn vào hình ảnh của hàng nghìn người dân đội mưa, chen chúc, chờ đợi cũng có thể hình dung được một khối lượng vàng khổng lồ đã được bán ra với giá trên trời nhiều đến mức nào. Trục lợi trên niềm tin mê muội, sự cuồng tín cũng là điều dễ dàng nhận thấy ở những người buôn vàng.
Mang đến những dịch vụ tốt nhất để kiếm lời bộn tiền từ người dân, nhưng những chủ cơ sở kinh doanh vàng có thực sự quan tâm đến ý nghĩa của ngày Vía Thần Tài? Theo TS Cao Sỹ Kiêm, dân buôn luôn đặt mục đích kiếm lời lên trước hết và họ không mấy quan tâm đến ý nghĩa, tâm linh của ngày này.
Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm.
Nguyên Đại biểu Quốc hội Khóa XII cho hay, ngày thần tài được người Việt học theo tập quán của Trung Quốc. Việc mua bán trong ngày này chỉ mang tính chất ăn may.
Hiện nay, nhiều người Việt đang mang nặng tâm lý chạy theo đám đông để hưởng ứng ngày Vía Thần Tài dù không hiểu hết nội dung, ý nghĩa.
“Nhiều người đua nhau đi mua vàng nhưng không chắc đã hiểu hết ý nghĩa thực sự của ngày này. Để cầu mong may mắn, tài lộc, họ cũng chấp nhận việc bị lỗ. Mua vàng trong ngày Vía Thần Tài, lợi thì chưa thấy đâu nhưng hại thì đã có thể thấy ngay. Vàng ùn ùn đội giá hôm trước, hôm sau đã xuống dốc. Dân buôn kiếm lời bao nhiều thì người mua lại phải chịu thiệt hại, mất mát bấy nhiêu. Nhưng điều quan trọng là họ chấp nhận làm việc đó với niềm tin mơ hồ vào tài lộc mà ngày Vía Thần Tài mang đến”, ông nói.
Theo chuyên gia kinh tế, các cơ sở kinh doanh vàng đang có dấu hiệu trục lợi trên sự mê tín của người dân. Họ cũng tìm mọi cách để bán được vàng nhiều nhất như đưa ra các dịch vụ tốt nhằm phục vụ người dân.
TS Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, lâu nay, công tác tuyên truyền, giáo dục chủ yếu hướng đến người dân mà chưa thực sự có một giải pháp cụ thể nào đối với các cơ sở kinh doanh vàng.
“Hoạt động xã hội luôn có 2 mặt là người thực hiện và người quản lý. Nếu người thực hiện không nhận thức và thực hiện thì đành phải chấp nhận. Nhưng người quản lý phải có vai trò, cơ chế tuyên truyền, vận động, phải có sự kiểm tra giám sát và chế tài xử phạt nghiêm minh đối với người lợi dụng, vi phạm và khuyến khích, khen ngợi người làm đúng”, ông nói.
Nguyên ĐBQH cho hay, hiện nay, các cơ quan ban ngành, chính quyền vẫn thả nổi cho các cơ sở kinh doanh vàng trục lợi trên niềm tin mê muội của người dân. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì rất nguy hiểm.
Vàng rớt giá sau cơn sốt ngày Thần Tài Giá vàng trong nước giảm đáng kể khi các đơn vị kinh doanh quay trở lại buôn bán bình thường sau ngày Thần Tài. |
Giá vàng giảm mạnh sau ngày vía Thần Tài Mỗi lượng vàng SJC bán ra giảm hàng trăm nghìn đồng sáng nay dù cho giá thế giới đang đi lên. |
Gửi Thần Tài! Tín ngưỡng là thứ cần được tôn trọng, vía Thần Tài cũng là một tín ngưỡng đẹp, nhưng lạm dụng và biến tướng cái vía ... |
Đâu là giải pháp huy động 500 tấn vàng “nhàn rỗi” trong dân? Hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng từ tờ mờ sáng trong Ngày Thần Tài (25.2, tức mùng 10 tháng giêng âm lịch) để mua ... |
Đổ xô đi mua vàng ngày Thần Tài: Thánh thần cũng choáng váng Hàng nghìn, hàng vạn người chen chúc đến nghẹt thở để mua cho được vàng vào ngày “vía Thần Tài”, mặc dù chẳng có cơ ... |