Nền kinh tế Trung Quốc vốn tác động trực tiếp tới Việt Nam, nhưng chỉ lấy cái tinh chất để xây dựng mô hình mới.

Trong Diễn đàn khoa học “Tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đến năm 2030 trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do VUSTA tổ chức, TS. Lưu Bích Hồ - Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã chia sẻ những vấn đề cốt lõi để xây dựng mô hình kinh tế mới.

Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam không thể bỏ qua kinh tế quốc tế.

TS. Lưu Bích Hồ nhận định, chính những chuyên gia góp ý về kinh tế và chính sách còn nhận định "mù mờ" về khái niệm tái cơ cấu, đổi mới... Định nghĩa quá chung chung khiến Việt Nam lâu nay làm công tác xây dựng mô hình kinh tế lòng vòng, chỉ thay đổi từ ngữ chứ không thay đổi bản chất vấn đề.

Thậm chí, một số chuyên gia còn có quan điểm "trái khoáy", thắc mắc "hỏi xoáy" mà không giải quyết vấn đề gì, không theo chiều quy luật và chiều phát triển chung.

TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, tái cơ cấu kinh tế là dựa trên nền tảng cái cũ chưa hoàn thành xây dựng mô hình tiên tiến hơn, đáp ứng các vấn đề mà mô hình cũ phát sinh hoặc không đủ khả năng đáp ứng.

Do đó, tái cơ cấu thì phải làm lại hoàn toàn nhưng không đập bỏ cái cũ mà lựa chọn cái phát triển hơn để nâng cấp lên. Bởi vậy, phải phụ thuộc vào bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay.

TS. Hồ nêu ra 4 vấn đề quan trọng nhất như sau:

Bối cảnh trong nước là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Ông đánh giá vai trò quan trọng của cuộc cách mạng này, gọi đây là cuộc cách mạng có giá trị lớn, vai trò quyết định trong tiến trình phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Nền kinh tế trí thức, quốc gia khởi nghiệp... cũng là một trong những nội dung của cuộc cách mạng 4.0.

Để làm tốt cuộc cách mạng này, cần làm tốt nhiều yếu tố, trong đó khó nhất là có nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao hơn.

Cần làm rõ hơn, nguồn nhân lực chất lượng cao: không phải là một, hai người, không phải chỉ giới khoa học mà cả toàn dân. Nhưng trong đó, giới tinh hoa là quan trọng nhất. Giới tinh hoa ở đây là những người lãnh đạo cấp cao nhất.

Bối cảnh thứ hai khi Việt Nam xác định tái cơ cấu lại nền kinh tế là khi tự do hóa quốc tế đang gập ghềnh.

Một số quốc gia gần đây thay đổi quan điểm, hạn chế sự mở rộng thị trường. Một số quốc gia vẫn duy trì quan điểm phát triển mạnh mẽ hơn thị trường toàn cầu hóa.

Nhưng trong trường hợp Việt Nam vẫn phải tiếp tục theo đuổi thị trường hóa nhiều hơn nữa.

Chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế, tham gia nhiều diễn đàn kinh tế có ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế, nhưng với sức cạnh tranh như hiện nay, tiềm lực doanh nghiệp Việt Nam không thể tăng lên.

Việc tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng đặt trong bối cảnh thế giới đang đi tới một thời kỳ bất định Nhưng trong bất định đó đòi hỏi tái cân bằng chiến lược.

Điều thứ ba, thế giới đang đi đến một thời kỳ bất định và chứng kiến nỗ lực tái cân bằng của nhiều cường quốc. Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, châu Á- Thái Bình Dương đang là đối tượng của chính sách tái cân bằng như vậy.

Do đó, cần phải xác định rõ ràng tầm quan trọng của các lĩnh vực có thể phát triển phù hợp với các chính sách tái cân bằng của các nước tác động trực tiếp tới Việt Nam.

Một bối cảnh quốc tế nữa tác động trực tiếp tới kinh tế Việt Nam phải đề cập khi muốn tái cơ cấu là yếu tố nền kinh tế Trung Quốc.

TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, yếu tố Trung Quốc rất quan trọng bởi nó tác động lớn và trực tiếp tới nhiều lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam cần phải xác định rõ, chúng ta phải chung sống với môi trường đó, thích ứng với các cơ cấu nền kinh tế mà không bị phụ thuộc vào nó.

Hiện nay, Trung Quốc đang thắng thế trong công cuộc toàn cầu hóa. Điều này có mặt tác động tích cực, cũng tiêu cực đến Việt Nam nhưng mặt tiêu cực nhiều hơn.

TS. Hồ cho rằng, cần phải xác định rõ tiêu cực là gì, tiêu cực nào hơn để thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc.

Quan trọng nhất, mô hình kinh tế mới của Việt Nam là phải phát huy sức mạnh mềm, hội đủ các tinh chất của nền kinh tế Trung Quốc.

"Nói nhiều nhưng không làm"

Ông Hồ cho rằng, điểm yếu của Việt Nam lâu nay chưa thể sửa được là việc nói mà không làm.

"Trung Quốc nói nhiều hơn Việt Nam nhưng họ làm, còn chúng ta thì bỏ đấy" -TS. Lưu Bích Hồ nói.

Ông cho rằng, trước mỗi vấn đề cần sự hoạch định, Việt Nam thường chần chừ, chưa làm đã lo và mãi không thể làm được.

"Từ nay tới 2020 còn 3 năm nữa, chúng ta trước mắt hãy làm các mục tiêu quan trọng nhất đã đặt ra chứ đừng đẻ ra cái mới rồi chồng chất và trì hoãn làm. Xác định các công việc hiện nay là để chuẩn bị tốt cho sau năm 2020" - TS. Lưu Bích Hồ nói.

TS. Hồ cho rằng, nhiều vấn đề phát triển ở Việt Nam đặt dưới mác "đầu tàu kinh tế" cuối cùng không biết làm cái nào trước, làm cái nào sau. Có những lĩnh vực không đủ điều kiện để làm "đầu tàu" nhưng cứ gắn mác "đầu tàu" vào thì sẽ dẫn đến thất bại.

"Đừng đặt mục tiêu quá cao. Việt Nam vẫn còn ngổn ngang lắm. Chúng ta cần niềm tin và khát vọng nhưng phải xắn tay áo lên làm đã" - TS. Hồ nói.

Việc lựa chọn lĩnh vực nào để tập trung phát triển phải gắn với thực tiễn, do giới tinh hoa của hệ thống chính trị nhìn thấy và xác định quyết tâm thực hiện.

Bí thư Nguyễn Thanh Nghị: Lên phương án nhân sự đặc khu Phú Quốc

Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho biết, để chuẩn bị cho đặc khu Phú Quốc đi vào hoạt động sau khi ...

Chọn đúng người, giao đủ quyền cho trưởng đặc khu

Chiều 10-11, Quốc hội thảo luận, góp ý về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu).

Xây đặc khu cần \'bàn tay sắt\'

Đồng tình thiết kế chính quyền đặc khu theo mô hình trao quyền cho Trưởng đặc khu, nhưng đại biểu Quốc hội lưu ý cơ ...

Nợ công/GDP Việt Nam tăng nhanh: Vì sao?

TS Lưu Bích Hồ chỉ ra nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công/GDP tăng nhanh và cảnh báo đừng để vòng xoáy của những năm ...

(http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/ts-luu-bich-ho-viet-nam-noi-nhieu-chua-lam-da-lo-3347046/)

/ Theo Cúc Phương/Đất Việt