“Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới giáo dục... Một trong các đổi mới quan trọng là cho các em ngay từ bé ý thức được thế giới tương lai sẽ khó đoán định trước, để thay vì chỉ học một cách thụ động, một cách vâng lời, thì bây giờ phải biết nghĩ khác đi”, đó là một trong những nội dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại phiên thảo luận về “Tương lai việc làm Châu Á” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN sáng 13.9.
Một ý ngắn thôi, nhưng nêu một quan điểm rất quan trọng đối với giáo dục.
Bao lâu nay cha mẹ dạy con cái, thầy cô dạy cho học trò theo cách thụ động, có nghĩa là áp đặt một chiều, trên nói là dưới vâng lời, và cho đó là con ngoan, trò giỏi. Lối giáo dục một chiều đó khó có thể sản sinh ra những bộ óc sáng tạo, và tất nhiên sẽ ít làm ra được những sản phẩm có giá trị phát minh mang tầm nhân loại.
Giáo dục không còn là bắt học trò phải “nghĩ giống”, mà đổi mới thành “nghĩ khác”.
Sự đổi mới này không phải là cần thiết mà cấp thiết, vì thế giới vận động không ngừng, là “khó đoán định trước”, cho nên những cái có giá trị ngày hôm nay có thể bị phủ định vào ngày mai. Có những sản phẩm bị “đột tử” vì công nghệ mới ra đời. Rồi đây, thế hệ robot mới có thể làm thay được những việc mà con người đảm nhận từ trước đến nay, có nghĩa là ai thụ động trước sự thay đổi sẽ không tồn tại.
Cho nên, giáo dục cho đứa trẻ nghĩ khác để chuẩn bị cho một cá nhân, một công dân chủ động và sáng tạo trong tương lai. Nghĩ khác để không làm lại cái cũ, cái lạc hậu lỗi thời, để tiếp cận cái mới, phát minh ra cái mới.
Nhưng để thay từ “nghĩ giống” bằng “nghĩ khác” hoàn toàn không dễ dàng. Bởi vì nó đòi hỏi sự chuyển đổi của cả một hệ thống giáo dục, không phải là ý chí hay nhận thức của một cá nhân. Một chương trình giáo dục để giúp cho học sinh nghĩ khác, môi trường giáo dục để học sinh tự khai mở đầu óc, đội ngũ giáo viên không bảo thủ, giáo điều, mà gợi mở cho học trò nghĩ khác.
Thế giới thay đổi cho nên bất cứ ai, dù thủ đắc tri thức bậc cao cũng sẽ bị lạc hậu, vì vậy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải tiếp tục học tập, học cho đến già. Một quốc gia có được lớp trẻ biết cách nghĩ khác từ nhỏ, có thế hệ lớn tuổi biết tiếp cận tri thức để không bị trì trệ, bảo thủ, thì sẽ độc lập, tự chủ và bắt kịp được các cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ, trước mắt là cách mạng công nghiệp 4.0.
Chủ nghĩa thành tích: Đâu phải chỉ ngành giáo dục! Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã có một tâm lý là: khi chấm thi tốt nghiệp THPT thì “nới tay”, cốt là để ... |
‘Trường Thực nghiệm tốt không có nghĩa là sách Công nghệ Giáo dục tốt’ Một số chuyên gia ngôn ngữ học cho rằng, phương pháp đánh vần của GS. Hồ Ngọc Đại nên được phân tích rạch ròi và ... |
Tiến sĩ ngôn ngữ chỉ rõ ưu, nhược điểm sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại Tiến sĩ Nguyễn Văn Bằng (nguyên Trưởng ngành Ngôn ngữ học, Phòng đào tạo Sau đại học Trường đại học Sài Gòn, TP.HCM) cho rằng, ... |
"Dạy học đại trà như hiện nay không phát huy năng lực cá nhân" TS Phạm Tất thắng cho rằng, quan điểm của GS Hồ Ngọc Đại khi đánh giá chất lượng dạy học hiện nay còn cổ xưa, ... |