Nhiều vỉa hè của Hà Nội được lát đá tự nhiên có tuổi thọ hàng chục năm, tuy nhiên chưa đầy một năm đã hỏng vỡ và các bến bãi trông xe trái phép ngang nhiên tồn tại giữa Thủ đô, là hai vấn đề dư luận cho rằng có cùng một điểm chung. Đó là do thiếu sự giám sát của các cơ quan chức năng nên túi tiền của dân đang "bị móc" không thương tiếc theo nhiều cách khác nhau.
Vỉa hè Hà Nội lát đá tự nhiên 70 năm tuổi nhưng chỉ sau một năm đã vỡ vụn. Ảnh: Cường Ngô |
Ấy thế nhưng, sau gần một năm, các viên đá tự nhiên có tuổi thọ bằng cả đời người bỗng dưng trở nên dễ vỡ bất thường. Và người ta lại nghĩ ngay đến phương án chắp vá, thay thế những viên đá vỡ bằng viên đá mới có tuổi đời tương tự. Thế là, túi tiền dân lại "bị móc" thêm lần nữa, bởi đá cũ hay đá mới thì tiền cũng từ túi dân mà ra (?!).
Câu chuyện về các bãi trông xe trái phép cũng vậy, ngay giữa Thủ đô, những bãi trông xe trái phép mọc lên nhan nhản, thi nhau chặt chém, móc túi người dân. Chính quyền có biết không, ở đây phải khẳng định là có, thậm chí biết rõ, nhưng các bãi xe này vẫn ngang nhiên tồn tại.
Trở lại với câu chuyện lát đá vỉa hè 70 năm tuổi nhưng chưa đầy một năm đã hỏng và bãi trông giữ xe trái phép ngang nhiên tồn tại giữa Thủ đô. Người xưa đã đúc kết, "có lửa thì mới có khói" và quả thực ở đây có cả lửa lẫn khói. Những ai liên quan đến dự án lát đá vỉa hè thì mọi người đều tỏ tường, nhưng việc xử lý ra sao thì đến lúc này vẫn còn là dấu hỏi.
Chúng ta vẫn thường nói, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, những việc này người dân đều biết, báo chí phản ánh hàng ngày, thế nhưng sự việc trên vẫn xảy ra, người dân vẫn bị móc túi, còn túi một số cá nhân ngày càng phình to.
TP Hà Nội đã rất mạnh tay, ban hành nhiều văn bản liên quan đến những vấn đề trên, nhưng đến nay chưa thấy văn bản công khai kết quả xử lý cán bộ nào liên quan. Ở TP Hồ Chí Minh, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 đã đệ đơn từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ "dẹp loạn" vỉa hè, còn Hà Nội thì sao, liệu có ai tiên phong(!?)
Trong khi đá lát vỉa hè hỏng thì thay, bến bãi trái phép vẫn ngang nhiên tồn tại, vậy túi tiền dân còn bị móc đến bao giờ (!?).
4.500 tỷ ông Danh tăng vốn điều lệ cho VNCB được gửi vào NHNN Số tiền cựu Chủ tịch Ngân hàng VNCB dùng tăng vốn điều lệ được xác định nằm trong tài khoản tiền gửi của nhà băng ... |
Thành lập ‘siêu Ủy ban” quản lý vốn Nhà nước ngay trong quý I Chiều nay (16/1), Tổ công tác của Thủ tướng về thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức ... |
Khi làm sổ đỏ người dân phải đóng những khoản tiền gì? Các lệ phí người dân cần đóng khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất bao gồm: Lệ phí trước bạ; Lệ phí ... |