Tình báo Ukraine từng thất bại trong việc mua chuộc phi công Nga bỏ trốn cùng Su-34 và họ còn tiết lộ thêm từng mua chuộc cả phi công Tu-22M3.

Tạp chí quân sự Bulgaria cho biết, tình báo Ukraine từng nỗ lực “đánh cắp” một máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Nga vào tháng 7/2022. Trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo News, một người đàn ông Ukraine tự nhận mình là “Bogdan” đã kể lại chi tiết cách mà trong vài tuần, anh ta đã thuyết phục phi công Nga Roman Nosenko tìm cách trốn thoát cùng chiếc Su-34 và giao chiếc máy bay chiến đấu này cho Ukraine hoặc các nước phương Tây. Bogdan hứa trả cho phi công Nga 1 triệu USD.

Bogdan với sự trợ giúp của tình báo Ukraine, đã thực hiện kế hoạch này kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Nga. Nhóm này hoạt động rất tích cực vào cuối mùa xuân và mùa hè năm 2022, trong lần phỏng vấn gần đây Bogdan tiết lộ thêm rằng ngoài Su-34, tình báo Ukraine cũng đã cố gắng bắt giữ máy bay ném bom Tu-22M3 bằng cách sử dụng kế hoạch tương tự.

Ukraine từng mua chuộc phi công Nga cướp máy bay Su-34 và Tu-22M3 - 1

Máy bay ném bom Tu-22M3.

Cuộc nói chuyện đầu tiên

Bogdan đã liên lạc với phi công Igor Tveritin. Anh ta 48 tuổi và được đào tạo để lái máy bay ném bom chiến lược. Theo Yahoo News, trích dẫn từ thông tin của Bogdan, Tveritin đã được đào tạo để lái máy bay ném bom hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới Tu-160.

Bogdan cũng đề nghị phi công Nga một triệu USD để "cướp" máy bay ném bom và giao nó cho Ukraine. Kế hoạch này khá giống nhau, các cuộc gọi dài để trao đổi và khoản thanh toán trước với 7.000 USD cho viên phi công Nga để đảm bảo rằng đó không phải là một trò lừa bịp. 

Bogdan đã yêu cầu Tveritin xác nhận ý định bàn giao chiếc Tu-22M3 của mình bằng cách quay một đoạn video ngắn Tveritin cầm một mảnh giấy có dòng chữ "377" trên đó.

Tveritin được cho là đã quay video đầu tiên vào tháng 5/2022. Trong một tin nhắn gửi cho Bogdan, Tveritin viết anh đồng ý với các điều kiện mà phía Ukraine đã hứa. Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều và phi công Nga ngày càng yêu cầu nhiều thông tin hơn, như thông tin về kế hoạch, chiến thuật, địa điểm và thời gian cất cánh, hạ cánh ở đâu, v.v. yêu cầu tạm ứng lần thứ hai 50.000 USD.

“Tôi không muốn có kết cục như Skripal”

Không rõ liệu tiền đã được chuyển hay chưa. Nhưng Tveritin lo lắng cho gia đình mình và cũng giống như trường hợp Nosenko, Bogdan đề xuất cấp hộ chiếu quốc tế khẩn cấp và đưa gia đình Tveritin đến Armenia hoặc Belarus, rồi từ đó đến Tây Âu.

Tuy nhiên, Tveriten bắt đầu ngày càng lo lắng hơn. Bogdan nói rằng vào ngày 20/5, Tveritin bày tỏ lo ngại về sự an toàn của kế hoạch. “Tôi không muốn có kết cục như Skripal”, Tveriten viết cho Bogdan. (Skripal là cựu đại tá quân báo Liên Xô từng bị kết tội phản quốc, bán bí mật quốc gia cho Anh qua hai thời kỳ Liên Xô và Liên bang Nga, ông và con gái chết năm 2018 tại London).

Ukraine từng mua chuộc phi công Nga cướp máy bay Su-34 và Tu-22M3 - 2

Bản đồ mô phỏng vị trí sân bay để phi công bỏ trốn ở phía tây Bán đảo Crimea

Kế hoạch

Kế hoạch được xây dựng như sau: Tveritin dự kiến sẽ cất cánh từ Crimea theo hướng tây nam Ukraine. Anh ta phải bay ở độ cao thấp để không bị chặn bởi các trạm radar của cả Nga và Ukraine. Ở phía tây Ukraine, các máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Ukraine sẽ chặn chiếc Tu-22M3 và sau đó hộ tống anh ta đi.

Một trong những vấn đề là các thành viên khác của phi hành đoàn, thường bao gồm hai hoặc ba người. Tại một thời điểm nào đó, Tveritin dự định mô phỏng các sự cố điện tử buộc Tu-22M3 phải hạ độ cao máy bay.

Ở giai đoạn sau, Tveritin sẽ thông báo cho các thành viên phi hành đoàn của mình rằng họ đã bị các máy bay chiến đấu của Ukraine chặn lại và không thể thoát ra được. Trang BulgarianMilitary.com cho biết thêm rằng Tu-22 không có khả năng chiến đấu trên không.

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng thất bại. Như trường hợp của phi công Nosenko và chiếc Su-34, Tveritin đã bị cơ quan tình báo FSB của Nga phát hiện. Trong khoảnh khắc tiếp theo, các đặc vụ FSB bắt đầu liên lạc với Bogdan, tiếp tục đóng giả Tveritin. Đó là những gì Bogdan tuyên bố.

Máy bay Tu-22M3

Tu-22M3 có thể bay ở độ cao 13.000 mét. Tốc độ bay tối đa của nó là Mach 1.88. Máy bay được phát triển dưới thời Liên Xô và là một thành phần quan trọng của phi đội máy bay ném bom chiến lược Nga.

Tu-22M3 có thể sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh Kh-22M, Kh-22N hoặc Kh-32 tiên tiến hơn để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Ukraine. Lần đầu tiên, Nga sử dụng máy bay ném bom này ở Ukraine vào ngày 14/4.

Sau đó, vào khoảng tháng 7/2022, Moskva đã gửi ít nhất 6 máy bay ném bom này đến Belarus, nơi họ triển khai chúng để hỗ trợ chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Nhiệm vụ chính của Tu-22M3 là ném bom các tuyến đường được Ukraine sử dụng để vận chuyển thiết bị hỗ trợ từ phương Tây. Các chuyên gia NATO cho rằng, việc Ukraine vẫn tiếp tục nhận được vũ khí phương Tây mà không gặp vấn đề gì, chứng tỏ hiệu quả của những máy bay ném bom này rõ ràng là không hiệu quả như mong đợi ở Moskva.

https://vtc.vn/ukraine-tung-mua-chuoc-phi-cong-nga-cuop-may-bay-su-34-va-tu-22m3-ar763109.html

LÊ HƯNG / VTC News