Sau khi ứng dụng cung cấp các thông tin về kẹt xe đưa vào hoạt động tương đối thành công, liên tiếp sau đó, các ứng dụng thông tin địa điểm ngập và cung cấp thông tin về quy hoạch ở TP HCM cũng ra đời.

Tuy nhiên, ứng dụng cung cấp các điểm ngập nước và tình hình triều cường trên hệ điều hành Android, vốn có khoảng 10.000 lượt tải xuống, chưa thật sự hấp dẫn lắm. Cụ thể, đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giáp quận 8), Quốc lộ 50 (đoạn qua huyện Bình Chánh) và nhiều điểm khác bị ngập nhưng ứng dụng vẫn không thông báo. Đi thực tế ở đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), chúng tôi chứng kiến cảnh nước ngập mênh mông từ 17 giờ 30 phút nhưng đến hơn 1 giờ sau thì ứng dụng mới thông báo ngập.

ung dung thong minh chua tien loi

Nếu ứng dụng thông minh "né" kẹt xe và ngập tích hợp lại thì một "rừng" camera quan sát sẽ chọn cho người dân đường đi phù hợp

Theo quản trị viên của ứng dụng này, hiện dữ liệu ngập chưa được tự động hóa mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhân viên trực vận hành. Do đó, mọi thắc mắc, góp ý của người dùng, đơn vị vận hành sẽ tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện. Như vậy, ứng dụng vẫn phụ thuộc vào nhân viên trực mưa, trực hệ thống nên chưa hẳn đã thông minh.

Mới đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM cũng công bố ứng dụng thông tin quy hoạch. Thử nhấp vào mục tìm kiếm theo tọa độ, bản đồ trực tuyến xác định chính xác vị trí khu đất, số thửa ở trên bản đồ giấy dạng scan. Tuy nhiên, để biết được nhà mình có nằm trong lộ giới hay không hoặc quy hoạch như thế nào, người xem nhất thiết phải có kiến thức chuyên ngành, còn không thì không thể biết được thông tin quy hoạch.

Tại sao trên bản đồ không có ghi chú cụ thể để người bình thường vẫn có thể xem? Là một người sử dụng, tôi thấy bản đồ quy hoạch chỉ tiện hơn tấm bản đồ treo ở UBND phường - xã là chỉ cần mở trên máy tính, chứ đều khó hiểu như nhau. Ngoài ra, mặc dù có chức năng tải bản đồ mang thông tin quy hoạch về qua email nhưng tôi chỉ nhận được lời xin lỗi vì đang cập nhật.

Người dân hẳn sẽ mong các ứng dụng tích hợp với nhau để dễ theo dõi. Chẳng hạn, nếu ứng dụng "né" kẹt xe và ngập nên tích hợp lại thì người dùng hưởng lợi rất nhiều, bởi hiện ứng dụng "né" kẹt xe khá ổn, với một "rừng" camera theo dõi từng động tĩnh. Còn ở ứng dụng thông tin quy hoạch, chỉ cần đánh địa chỉ nhà hoặc số thửa, số tờ ghi trên sổ đỏ thì người dân sẽ biết được nhà mình thuộc loại đất gì, quy hoạch ra sao, có dính lộ giới hay không… để thuận tiện cho việc xây dựng, mua bán. Như vậy sẽ đỡ phiền phức cho người dân mỗi khi lên phường hỏi cán bộ.

ung dung thong minh chua tien loi Hà Nội xây dựng thành phố thông minh

Thành phố đang triển Trung tâm giám sát, điều hành tập trung của thành phố, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống du lịch ...

ung dung thong minh chua tien loi Chớ quản lý theo mạng

Khi mạng xã hội phát triển, nguồn thông tin trở nên phong phú. Bên cạnh các thông tin, các quan điểm bày tỏ suy nghĩ ...

ung dung thong minh chua tien loi Đệ trình 5 việc lên thành phố thông minh

TPHCM công bố đề án xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025. Thành phố thông minh là hướng tới ...

/ Sỹ Đông/nld.com.vn