Theo Nghị định 131, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bổ nhiệm lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao vốn. Tuy nhiên, trong quá trình bổ nhiệm cán bộ, có thể xin ý kiến Bộ quản lý và có cơ chế phối hợp chung giữa hai bên để thực hiện.

Bộ GTVT đang có kế hoạch sớm bàn giao 5 tổng công ty trực thuộc bộ về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý.

Trong số 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chỉnh phủ giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu tại Nghị định 131, có 5 tổng công ty thuộc Bộ GTVT.

Đó là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Theo Nghị định, trong khoảng thời gian 45 ngày công tác bàn giao quản lý phải được thực hiện xong. Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chỏ đạo Bộ này sẽ đi đầu bàn giao trước để các DN sớm ổn định, tập trung cho công việc sản xuất kinh doanh.

uy ban moi xuat hien bo truong mat quyen ky bo nhiem sep tap doan ngan ty

Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) sẽ được chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý.

Trao đổi với PV.VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, khi chuyển 5 DN về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, vài trò chính của ủy ban là quản lý vốn nhà nước tại các DN này. Bộ Giao thông Vận tải sẽ quản lý Nhà nước chuyên ngành, về đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ chế quản lý...

Thứ trưởng Đông nêu trường hợp cụ thể, với nguồn vốn 7.000 tỷ đồng vừa được cấp cho đường sắt, Bộ có giao cho VNR quản lý một phần vì Tổng công ty đang làm nối tiếp. Tuy nhiên, theo Nghị định 131, từ nay đến hết tháng 12 kế hoạch vốn cần phải phân định rõ ràng. VNR có thể phải giao lại về Ban Quản lý dự án đường sắt của Bộ.

“Ủy ban Quản lý vốn sẽ quản lý phần vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh của VNR, còn hạ tầng đường sắt theo Luật Đường sắt liên quan đến trực tiếp chạy tàu của Nhà nước sẽ vẫn thuộc quản lý của Bộ GTVT và Bộ cũng sẽ quản lý cả vốn duy tu phần hạ tầng”, Thứ trưởng Đông thông tin thêm.

Theo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách, theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT không thể giao trực tiếp cho VNR thực hiện.

Việc quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Bộ sẽ chủ trì cùng Ủy ban thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho VNR thực hiện nhiệm vụ công ích.

Tương tự, đối với việc duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho rằng, theo Đề án Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng hàng không đang được xây dựng, sẽ tiến hành đấu thầu. Còn đầu tư kết cấu hạ tầng của hàng không, có 2 phương án.

Thứ nhất, theo Luật Hàng không dân dụng, nhà khai thác cảng có trách nhiệm đầu tư. Bộ GTVT sẽ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ giao ACV. Trường hợp không được sẽ làm theo quy định về đầu tư PPP, tiến hành đấu thầu.

Đối với DN phát triển đường cao tốc, Thứ trưởng Đông cho hay, sau khi được Thủ tướng đồng ý, Bộ GTVT đang thực hiện tái cơ cấu lại Tổng công ty Cửu Long (CIPM) theo hướng sáp nhập về VEC để thuận lợi hơn. Việc sáp nhập sẽ được hoàn thành trước khi chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói rõ, đối với VEC và Vietnam Airlines, Bộ sẽ “bàn giao nguyên trạng”. Việc của Bộ GTVT là nghiên cứu kế hoạch đầu tư và cơ chế chính sách tại những đơn vị này.

Đối với Vinalines, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho rằng, việc bàn giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ không gặp khó khăn nhiều do đã tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng kinh doanh của DN.

Để công việc sắp tới được suôn sẻ, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ Giao thông sẽ đẩy nhanh xây dựng các Đề án quản lý khai thác hạ tầng, liệt kê nội dung bàn giao với Ủy ban, làm rõ trách nhiệm các bên trong giai đoạn giao thời.

Trước câu hỏi, khi ban giao 5 DN cho Ủy ban Quản lý vốn, việc bổ nhiệm nhân sự tại DN sẽ được thực hiện như thế nào khi một bên là đơn vị quản lý vốn, một bên là quản lý về chuyên ngành, Thứ trưởng Đông nói rằng, theo Nghị định 131, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình bổ nhiệm cán bộ thì có thể họ sẽ xin ý kiến Bộ quản lý và có cơ chế phối hợp chung giữa hai bên để thực hiện.

Để sớm bàn giao phần quản lý cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao các Thứ trưởng chủ trì, làm rõ lộ trình bàn giao. Các cục, tổng cục chuyên ngành cũng cần rà soát lại công tác quản lý Nhà nước. Các tổng công ty cũng cần chủ động, khi chuyển giao có nguyện vọng hay gặp khó khăn ở đâu, phải nghiên cứu đề xuất cần báo cáo Bộ GTVT.

Vũ Điệp

uy ban moi xuat hien bo truong mat quyen ky bo nhiem sep tap doan ngan ty Quyền lực 100 tỷ USD:Điều chưa từng có và cảnh báo Vinashin

19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về "siêu ủy ban" là trên 1 triệu ...

uy ban moi xuat hien bo truong mat quyen ky bo nhiem sep tap doan ngan ty Những mô hình "Siêu Ủy ban" của thế giới mà Việt Nam học tập

Temasek của Singapore và SASAC của Trung Quốc là hai "hình mẫu" Siêu Ủy ban của Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm trước khi ...

uy ban moi xuat hien bo truong mat quyen ky bo nhiem sep tap doan ngan ty Chân dung Phó Chủ tịch Siêu Uỷ ban quản lý 2,3 triệu tỷ vốn Nhà nước

Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Phú ...

uy ban moi xuat hien bo truong mat quyen ky bo nhiem sep tap doan ngan ty Thủ tướng: Ủy ban quản lý vốn không phải để gây gánh nặng cho DNNN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho Ủy ban quản lý vốn Nhà nước cần thúc đẩy 19 doanh nghiệp phát triển, không ...

/ http://vietnamnet.vn