ĐT Nhật Bản giành vé vào vòng 1/8 World Cup 2018 nhờ chỉ số fair-play, và họ đã dùng hình thức câu giờ để có được tiêu chí đó, điều khiến cộng đồng mạng và một bộ phận người Việt Nam chỉ trích gay gắt.
ĐT Nhật Bản giành vé vào vòng 1/8 World Cup 2018 nhờ chỉ số fair-play, và họ đã dùng hình thức câu giờ để có được tiêu chí đó, điều khiến cộng đồng mạng và một bộ phận người Việt Nam chỉ trích gay gắt.
Năm 2015, ĐT Việt Nam phải nhờ đến pha lập công may mắn vào phút bù giờ của Phi Sơn mới có được chiến thắng 2-1 trước Đài Bắc Trung Hoa ở lượt trận thứ 2 vòng loại World Cup 2018.
Đấy là chiến thắng không thuyết phục về mặt lối chơi cũng như tính cống hiến. Và sau trận đấu đó, một làn sóng chỉ trích đã diễn ra dành cho HLV Miura và các học trò bất chấp họ đã có được 3 điểm. Thậm chí, bầu Đức còn đăng đàn công khai đòi sa thải HLV Miura và hứa “lo tất cho đội tuyển”. Ông bầu này đã phát ngôn trước báo chí rằng: Đó là trận thắng “rùa”, không thể nói là chiến thắng được.
Mới đây, sau thành công của U23 Viêt Nam, một nhóm người được cho là nhóm “chấn hưng” đã cho rằng đó là sự may mắn, không phải do công trạng gì từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Bản chất của việc này là nhắm đến lãnh đạo VFF, và vô tình những tuyển thủ U23 vừa lập kỳ tích trở thành công cụ. Sự chỉ trích mà nhóm này đưa ra kiểu danh hiệu của U23 Việt Nam là “từ trên trời rơi xuống”.
Văn hoá chỉ trích của giới chuyên môn, người hâm mộ Việt Nam không chỉ nhằm vào những trận thua sấp mặt của đội tuyển mà cả những trận thắng không được đẹp mắt. Vì thế mà các cầu thủ luôn nhận nhiều áp lực. Họ bị khán giả “ra chỉ thị” không được thua và phải thắng và thắng đẹp.
Và hôm qua thì mọi sự chỉ trích được người hâm mộ Việt Nam quay sang dành cho ĐT Nhật Bản tại World Cup 2018. Bởi lẽ, họ đã câu giờ trong 10 phút cuối trận gặp Ba Lan để giành lấy chỉ số fair-play để đi tiếp vào vòng 1/8. Bởi theo quan điểm của nhiều người thì họ đã chơi thiếu fair-play để lấy chỉ số fair-play.
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng tiêu chí đội nào nhận ít thẻ vàng hơn giành vé đi tiếp do FIFA đặt ra. Điều này khiến các đội cũng phải làm mọi cách để đạt được nếu muốn có lợi. Giống như khi VAR được áp dụng, các đội bóng cũng phải hạn chế chơi tiêu xảo, bị cắt ngưng cảm xúc và tạo ra những trận đấu “vô cảm”. Thực tế thì điều này cũng chẳng khác mấy so với việc các đội bóng khi đã có kết quả có lợi sẽ lùi về phần sân nhà bảo toàn tỉ số.
Chỉ phán xét thôi thì quá dễ. Thử đặt ra một giả thuyết, với trình độ bóng đá Việt Nam khi đối đầu với các đội bóng lớn, liệu chúng ta có dám chơi đôi công để tạo ra một… trận thua đẹp?
Chắc chỉ có người thiếu suy nghĩ mới muốn điều đó. Sẽ là khập khiễng khi ví von hình ảnh Nhật Bản với vết nhơ của lịch sử bóng đá Đông Nam Á tại Tiger Cup 1998, khi cầu thủ của Indonesia tự đá bóng về lưới nhà để tránh đội chủ nhà Việt Nam.
Cổ động viên không kìm nổi nước mắt trước chiến tích của Nhật Bản Để thua Ba Lan với tỉ số tối thiểu, song bàn thắng của Yerry Mina đã gián tiếp đưa Nhật Bản tiến vào vòng 1/8. ... |
Nhật Bản vào vòng 1/8: Bóng đá nhu nhược và tính toán Những toan tính thực dụng của HLV Nishino khi đối đầu với Ba Lan suýt chút nữa đã đá văng mọi nỗ lực của họ ... |
ĐT Nhật Bản bị chỉ trích vì ‘thực hiện 600 đường chuyền ngang’ Dù vượt qua vòng bảng nhờ chỉ số fair-play, chính ĐT Nhật Bản lại đang nhận phải sự chỉ trích vì đá bóng câu giờ ... |
VTV ngừng đưa hot girl bình luận World Cup 2018 sau những chỉ trích Khác những chương trình bình luận trước, sau trận đấu World Cup gần đây của VTV đã không còn sự có mặt của các hot ... |