Có ngàn vạn những lời khen, ca tụng dành cho Bùi Tiến Dũng với tư cách thủ môn của U.23 Việt Nam, bởi thủ thành trẻ này xứng đáng. Nhưng cũng không hề phẳng lặng với Dũng “bình thường”.

van menh cuoc doi o doi tay

Vua bắt phạt đền và dấu ấn của thầy Ljupko Petrovic

“Rồi cậu ta sẽ thành công, nếu tôi có nhiều thời gian ở đây. Tôi sẽ giúp cậu ta trở thành thủ môn hàng đầu Việt Nam. Cậu ấy sẽ làm được thôi...”. HLV Ljupko Petrovic từng quả quyết với nhiều người ở FLC Thanh Hóa như thế. “Rồi sẽ thành công và làm được thôi”, và “lời tiên tri” của nhà vô địch UEFA Champiosn League 1991 đã thành sự thực, sớm hơn so với ông tính toán, dự kiến.

Tiến Dũng với 4 pha cản phá phạt đền thành công, có lẽ đã đi vào lịch sử của giải đấu U.23 Châu Á với thành tích của một “ông Vua bắt phạt đền”, bên cạnh màn trình diễn ấn tượng với những pha xử lý an toàn và cứu thua xuất sắc, từ chiến thắng 1-0 trước U.23 Australia, trận hòa 0-0 then chốt trước U.23 Syria mang về tấm vé Tứ kết rồi chiến thắng ở 2 cơn địa chấn trước U.23 Iraq và U.23 Qatar.

“Nếu nói có bí quyết hay công thức gì khi bắt phạt đền thì chắc chắn không. Điều đó nằm trong những bài tập của BHL và thầy Park dành cho thủ môn. Thầy yêu cầu tôi phải có biểu hiện, tỏ ra tự tin nhất có thể khi đứng trước mặt các tiền đạo đối phương. Càng tỏ ra tự tin, thoải mái nhất thì phần trăm cản phá càng cao, khi đối thủ mắc sai lầm.

Còn việc đổ người hay như thế nào thì là lựa chọn của mình trong khoảnh khắc quyết định, tất nhiên tôi cũng có chút tự tin vì trước đó cũng khá may mắn khi bắt phạt đền”, sau trận tứ kết, Dũng từng chia sẻ với sự khiêm tốn. Không nói về bản thân, cầu thủ người Thanh Hóa nhắc đến các ông thầy.

Những người thầy mà Tiến Dũng được học, được dạy và rèn. Và mọi câu chuyện, mọi kỳ tích cần có cơ sở để tạo ra nó chứ không chỉ đơn giản là may mắn hay tự nhiên đến. Ví dụ câu chuyện suốt mùa giải 2017, ông Petrovic đã “truyền” cho trợ lý thủ môn Chí Công của FLC Thanh Hóa giáo án và khối lượng bài tập cực lớn. Nhiệm vụ của trợ lý HLV này là tập cho các thủ môn, sao cho họ đạt đến mức yêu cầu tối thiểu mà ông thầy ngoại này đề ra.

Một số bài tập được sử dụng khá nhiều chính là với bóng tennis. Một người sẽ đánh bóng bằng vợt hết tay để Tiến Dũng đổ người và cản phá… trái banh nỉ. Thử thách này khiến cho các thủ môn rèn luyện sức rướn và khả năng phản xạ. Tốc độ và độ khó của đường bóng cứ tăng dần, tăng dần. Đây chính là lý giải cho việc cả 2 thủ môn của FLC Thanh Hóa là Thanh Thắng lẫn Tiến Dũng liên tục có những pha cản phá xuất thần, so với chính họ trước đó.

Bùi Tiến Dũng còn sở hữu một thứ vũ khí nguy hiểm khác chính là những cú phát bóng phản công. Cái chân phải khá “ngoan” của Dũng từng được tận dụng triệt để khi anh còn chơi cho đội trẻ FLC Thanh Hóa. Thời điểm đó, đội U.17 trong tay HLV Thành Dũng đang thua trận, cựu đội trưởng của đội bóng xứ Thanh quyết định tung thêm… một thủ môn vào sân và đẩy Tiến Dũng lên đá tiền đạo. Kết quả, U.17 FLC Thanh Hóa níu giữ lại được 1 điểm với đường kiến tạo từ… thủ môn Tiến Dũng.

van menh cuoc doi o doi tay
Thủ môn Bùi Tiến Dũng. Ảnh: Hữu Phạm

Vận mệnh cuộc đời ở đôi tay

Cả một quãng thời gian chật vật với nghiệp bóng đá, nhiều khúc cua, nhiều khó khăn cũng chỉ vì đam mê với đôi găng da và trái bóng, đôi tay của Tiến Dũng nắm giữ chính vận mệnh của chàng trai trẻ. Đứng giữa những lằn ranh của sự nghiệp như sai lầm ở vòng loại U.23 Châu Á với bàn thua trên sân Thống Nhất trước U.23 Hàn Quốc rồi mất vị trí tại SEA Games 29, rồi những bữa sáng với gói xôi giá 5.000 trước mỗi buổi học văn hóa, những ngày nằm phòng không về thăm nhà vì rỗng ví… Dũng thường nhìn đôi tay của mình và suy nghĩ.

Đôi tay ấy cũng mang lại cho Dũng tất cả những gì hạnh phúc nhất ở tuổi 20. Bốn quả phạt đền được cản phá, hàng tỉ đồng tiền thưởng, muôn vạn lời ca tụng… Sau một đêm, quá nhiều thứ đổi thay, chỉ Dũng vẫn vậy, vẫn bình lặng và nhẹ nhàng vì có đôi bàn tay của một thủ môn.

“Khi ra sân ở giải đấu này thì tôi vẫn chơi bóng như mọi trận đấu được ra sân khác, luôn xác định phải tập trung, cố gắng và nỗ lực hết mình. Khi đứng trước loạt luân lưu 11m, tôi biết phía sau lưng mình là hy vọng của đồng đội, của các thầy, khán giả… và tôi phải làm được.

Em muốn gửi lời cảm ơn đến NHM cả nước, gia đình và CLB FLC Thanh Hóa luôn tạo điều kiện, ủng hộ để mình được chơi bóng. Tôi và đồng đội sẽ tiếp tục tập trung cho trận chung kết. Còn về số tiền thưởng, tôi chưa nghĩ đến việc sẽ dùng làm gì, chỉ chắc chắn phần lớn sẽ được dành cho gia đình. Từ giờ, ba mẹ ở quê sẽ đỡ khổ hơn rồi ạ…”.

Bóng đá Thanh Hóa chẳng bảo giờ thiếu đi những tài năng nhưng để có một đội bóng trẻ ngon lành thì bao năm qua không có. Thế nên người ta không khỏi ngạc nhiên khi HLV Hoàng Anh Tuấn “đào” đâu ra một Bùi Tiến Dũng trong khung thành cách đây 2 năm. Thậm chí, ngược dòng thời gian về quá khứ, Dũng thậm chí từng đối mặt với nguy cơ nghỉ bóng đá về làm ruộng. Cậu em Tiến Dụng thì bén duyên với PVF, trong khi “trung vệ” Tiến Dũng thì không biết đi đâu về đâu khi trung tâm đào tạo bóng đá tại huyện Thường Xuân giải thể. Thật may, lúc đó Bùi Tiến Dũng được FLC Thanh Hóa đưa về, với cơ hội làm thủ môn nhờ đôi tay chứ không phải đôi chân chơi bóng. Và đôi tay ấy, mang theo vận mệnh cuộc đời của một Tiến Dũng “bình thường”.
van menh cuoc doi o doi tay Nghe lời HLV Park Hang Seo, bố mẹ Tiến Dũng không sang Trung Quốc

Lo ngại tâm lý của các cầu thủ bị xáo động, HLV Park Hang Seo khuyên người thân không nên có mặt. Ghi nhận điều ...

van menh cuoc doi o doi tay Thủ môn Bùi Tiến Dũng mong truyền thông tôn trọng quyền cá nhân

Sau những rắc rối từ khi trở thành tâm điểm chú ý trên mạng, thủ môn Bùi Tiến Dũng đã lên tiếng, mong truyền thông ...

/ https://laodong.vn