Với khoảng 32 nghìn học sinh lứa tuổi Dê vàng (2003) ở Hà Nội không được vào trường công lập, cuộc đua vào các trường dân lập, tư thục quyết liệt chưa từng có. Nhiều trường đã tự đặt ra khoản thu gọi là “phí giữ chỗ” từ vài triệu lên tới hàng chục triệu đồng/học sinh.
Với khoảng 32 nghìn học sinh lứa tuổi Dê vàng (2003) ở Hà Nội không được vào trường công lập, cuộc đua vào các trường dân lập, tư thục quyết liệt chưa từng có. Nhiều trường đã tự đặt ra khoản thu gọi là “phí giữ chỗ” từ vài triệu lên tới hàng chục triệu đồng/học sinh.
Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) ra thông báo phụ huynh nộp hồ sơ vào trường phải nộp các khoản (bao gồm 1 tháng học phí, xây dựng trường, đồng phục, lệ phí tuyển sinh, tiền vở…) lên tới hơn 6 triệu đồng, kèm theo khuyến cáo: Phụ huynh cân nhắc kĩ, vì nếu rút hồ sơ thì khoản tiền nói trên không được trả lại, mà sẽ chuyển vào quỹ khuyến học của trường.
Sau khi có dư luận phản ánh, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có công văn yêu cầu Trường Lương Thế Vinh trả lại các khoản cho phụ huynh, nhưng nhiều người chen lấn khổ sở vẫn không nhận được tiền, hoặc chỉ nhận được một phần rất nhỏ.
Tình trạng tương tự diễn ra ở nhiều trường dân lập, tư thục khác, tạo ra sự bức xúc cao độ cho phụ huynh. Cơ quan chức năng tỏ ra lúng túng, bất lực. Đến nay, Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ mới có động thái ra văn bản chỉ đạo, nhưng Trường Lương Thế Vinh vẫn không chấp hành.
Các trường tư thục cho rằng, họ hoạt động theo mô hình tự chủ, nên có quyền quyết định các vấn đề về tài chính, việc không trả lại tiền "phí giữ chỗ" đã có thông báo và được phụ huynh chấp nhận.
Dư luận đặt ra câu hỏi: Phải chăng pháp luật, cơ chế còn sơ hở dẫn đến việc nhiều trường “lách luật”, lợi dụng làm tiền phụ huynh trước sự bất lực của cơ quan chức năng?
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Nghệ An) cho biết, việc các trường tự đặt ra các khoản thu là trái quy định của pháp luật. Điều 105-Luật Giáo dục 2005 quy định: Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học và gia đình không phải đóng góp khoản tiền nào khác.
Những trường hợp tự đặt ra khoản thu trái quy định có thể bị xử phạt hành chính, buộc trả lại khoản thu sai hoặc truy thu nộp ngân sách.
Theo luật sư Tuấn, các trường lí giải đó là các khoản thu thỏa thuận với phụ huynh cũng không hợp lí. Nguyên tắc thỏa thuận theo Bộ luật Dân sự bao gồm: Nguyên tắc bình đẳng; Nguyên tắc thiện chí, trung thực; Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp; Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác…
Việc các trường tư lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, áp lực của phụ huynh để áp đặt các điều khoản bất lợi cho họ trong khi thu nhận, rút hồ sơ tuyển sinh là vi phạm các nguyên tắc nói trên. Do đó, không thể coi là thỏa thuận dân sự đúng nghĩa. Nếu xảy ra tranh chấp, Tòa án sẽ tuyên các thỏa thuận nói trên là vô hiệu, nhà trường phải trả lại tiền (và lãi suất) cho phụ huynh.
“Các quy định pháp luật đã cơ bản đầy đủ, không thể có chuyện các trường tư muốn làm gì thì làm”, luật sư Tuấn khẳng định.
Khổ sở nộp hồ sơ vào lớp 10: Nhiều phụ huynh vẫn \'lắc đầu\' với việc đăng ký trực tuyến Thời gian nộp hồ sơ đăng ký vào lớp 10 trùng đúng vào đợt nắng nóng đỉnh điểm trong năm, hàng vạn phụ huynh Hà ... |
Trường dân lập thu phí giữ chỗ: "Chơi không đẹp" và phản cảm 32 nghìn học sinh tốt nghiệp THCS tại Hà Nội sẽ không có chỗ trong các trường THPT công lập là thông tin đang nóng ... |