Vũ đại diện cho hình mẫu đàn ông nhiều tiền, đẹp trai, lãng tử, biết cách yêu chiều phụ nữ nhưng lại sở khanh, lăng nhăng. Đây là mẫu người khó có thể tìm được tình yêu đích thực và trong phim Vũ đang phải trả giá cho thói trăng hoa, chơi bời của mình. Tuy nhiên càng về sau Vũ hiện lên là người đàn ông có trách nhiệm, dám làm dám chịu. | Không quá khó hiểu khi Khải trở thành một trong những nhân vật bị ghét nhất phim. Trong 'Về nhà đi con', Khải hiện lên là một gã chồng ghen tuông, vũ phu, lắp camera ở khắp mọi nơi, gọi điện mọi lúc thậm chí đến nhà vợ quấy rối chỉ để kiểm soát vợ mình. Người đàn ông này còn điển hình cho việc không có lập trường, nghe người bên ngoài tọc mạch vài câu là về chửi bới, nghi ngờ, gây áp lực với vợ. Đây là mẫu đàn ông mà các chị em nên tránh lấy làm chồng. | | Bảo là nhân vật được khán giả yêu thích vì mối tình đơn phương đáng yêu với Dương. Tuy nhiên, Bảo lại được xây dựng thành mẫu người yếu đuối, luôn đứng sau ủng hộ và nhận sự bảo vệ từ người anh thầm thích. Liệu một người đàn ông không có sự mạnh mẽ như thế thì cô gái nào sẽ chịu đây? | | Thương con đi kèm với sự nhu nhược, bà Hạnh là đại diện cho các bà mẹ yêu con mù quáng không dạy được con. Giá như bà Hạnh mạnh mẽ và dứt khoát hơn thì con trai bà đã không hư đốn như bây giờ. | | Bà Giang được xây dựng là một người phụ nữ khéo léo trong cách ứng xử, phóng khoáng và tình cảm với con dâu. Biết con trai mình có tính lăng nhăng, đào hoa, bà Giang luôn là người bên cạnh quan tâm và an ủi Thư. Tuýp mẹ chồng như thế này ai lại không muốn về làm dâu cơ chứ. | | Ông Sơn đại diện cho lớp gà trống nuôi con, đối với ông thì hạnh phúc các con luôn là điều quan trọng hơn hết. Ông còn được xây dựng là một ông bố điềm đạm và trầm lặng nhưng đôi khi có phần hơi bảo thủ, áp đặt. | | Nếu bố Sơn yêu con theo một cách trầm lặng thì Quốc được xây dựng là một ông bố đơn thân hiện đại, tâm lý, sẵn sàng làm bạn với con để chia sẻ những thứ tế nhị nhất. Các bậc phụ huynh nên học cách tâm lý như bố Quốc để có thể gần gũi với con mình hơn. | |