Hàng không Mỹ ban lệnh cấm bay ở Venezuela, Washington tung tin thất thiệt về việc ông Maduro định trốn sang Cuba là những dấu hiệu nguy hiểm với Nicolas Maduro.
Venezuela mới chỉ “tạm bình yên”
Vào sáng ngày 30/4, nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido và những người ủng hộ ông đã tập trung tại Caracas trên đường cao tốc trước căn cứ quân sự Carlota. Trước đó, ông này đã kêu gọi người dân Venezuela và quân đội xuống đường để hoàn thành “Chiến dịch Tự do” (Operación Libertad). nhằm lật đổ người đứng đầu nhà nước Nicolas Maduro.
Các chính trị gia Mỹ công khai kêu gọi quân đội Venezuela đến bên cạnh Guaido; công khai đe dọa áp dụng biện pháp quân sự. Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ John Bolton, khẳng định rằng, "tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn".
Tuy nhiên, quân đội đã không phản bội Maduro, chỉ có một nhóm nhỏ vài chục tay súng đã đồng hành với nhà lãnh đạo đối lập. Các nhà lãnh đạo quân đội tuyên bố hết sức bảo vệ chính phủ hợp hiến và sẽ đập tan bất cứ âm mưu sử dụng vũ lực nào của những kẻ thực hiện đảo chính.
Ngày 01/5, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng, lực lượng trung thành với chính phủ đã giành được chiến thắng trước “cuộc đảo chính” của các lực lượng đối lập. Theo ông Maduro, hậu quả của cuộc đảo chính là 5 quân nhân bị thương, trong đó hai người đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Người đứng đầu Cộng hòa Bolivar chúc mừng quân đội của đất nước vì đã thành công trong việc "đập tan một nhóm nhỏ âm mưu dìm Venezuela trong bạo lực". Ông cũng ra lệnh điều tra âm mưu đảo chính mà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido tổ chức vào sáng ngày 30 tháng 4.
“Hành động này sẽ bị trừng phạt. Tôi đã nói chuyện với tổng công tố viên, và ông ấy đã chỉ định ba công tố viên quốc gia thẩm vấn tất cả những người liên quan đến sự kiện này, họ đã được chỉ thị tiến hành cuộc điều tra và đưa ra cáo buộc hình sự” - ông Manduro nhấn mạnh.
Mỹ đang dốc sức hỗ trợ Juan Guaido lật đổ chính quyền của ông Nicolas Maduro
Trong bài phát biểu trước người dân đất nước, ông Manduro chỉ rõ rằng, Leopoldo Lopez - cựu thị trưởng của thành phố Caracas, đồng thời là người sáng lập đảng Dân chủ Xã hội “Ý chí của nhân dân”, chính là kẻ khởi xướng cuộc đảo chính.
Mặc dù Tổng thống Maduro tự tin đã đập tan được “cuộc đảo chính” nhưng giới phân tích cho rằng, những ngày sóng gió nhất đối với chính quyền của ông là ở phía trước, và có thể đến rất nhanh trong vài ngày tới, bởi đã có những dấu hiệu cho thấy xung đột quân sự sẽ sớm bùng phát ở Venezuela.
Trong kỳ trước với tiêu đề: “Sự kiện bùng phát\' ở
Vậy tại sao Mỹ phải vội vã đẩy nhanh kế hoạch này trong thời điểm hiện nay và những dấu hiệu nào cho thấy một “Sự kiện bùng phát” mang tính bước ngoặt sắp xuất hiện ở Venezuela?
Những dấu hiệu bùng phát xung đột ở
Nghi vấn về 5000 lính đánh thuê đến
Cuộc họp bí mật tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS) ở Washington, vào ngày 10 tháng 4, để thảo luận về sự can thiệp quân sự vào Venezuela cũng cho thấy rằng, Mỹ đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho việc lật đổ ông Maduro bằng hành động quân sự.
Sự thất bại trong phương thức “biểu tình hòa bình” của phe đối lập Venezuela và những sự chuẩn bị của Mỹ cho thấy, Washington đã sẵn sàng cho một kịch bản quân sự ở Venezuela. Điều này đặc biệt đáng chú ý khi liên kết với những tình huống mới nhất vừa phát sinh.
Hôm 01/5, Cục Hàng không Dân dụng Hoa Kỳ (FAA) đã cấm các hãng hàng không nước này bay qua Venezuela do "bất ổn chính trị và căng thẳng". Họ phải rời Venezuela trong vòng 48 giờ, bằng bất cứ phương tiện nào phù hợp nhất.
Căn cứ vào tài liệu cảnh báo của FAA được công bố trên trang web của cơ quan này, tất cả các chuyến bay trong lãnh thổ và trên không phận Venezuela ở độ cao dưới 8.000 mét đều bị cấm cho tới khi có chỉ thị đặc biệt, vì bất ổn chính trị và căng thẳng gia tăng ở Venezuela, có thể “xảy ra nguy cơ không có chủ định từ trước đối với các chuyến bay”.
Ngoài ra, những người đang có mặt trên lãnh thổ và trong không phận của Venezuela có thể rời khỏi lãnh thổ và vùng trời của Venezuela theo cách nhanh chóng nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi cảnh báo được công bố, nếu phi công xác định rằng chuyến bay có thể được thực hiện an toàn.
Mặc dù thời gian chính xác chưa thể khẳng định được nhưng lệnh “cấm bay” của FAA rõ ràng là dấu hiệu cho thấy sẽ có nổ súng ở Venezuela, bởi nếu các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn trong ôn hòa, sẽ chẳng có mối đe dọa nào đối với không phận của Venezuela.
Sự chính xác của dấu hiệu này có thể được kiểm chứng ở Syria. Vào ngày 10/4/2018, cơ quan kiểm soát không lưu của Liên minh châu Âu Eurocontrol, đã cảnh báo là trong 72h tới, các hãng hàng không cần phải tiến hành cân nhắc kỹ lưỡng khi lên kế hoạch bay ở FIR Nicosia; nếu có bay thì phải áp dụng các biện pháp an toàn cao nhất.
FIR Nicosia chính là không phận biển phía Đông Địa Trung Hải, giáp bờ biển của Syria, Lebanon, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ… Và đến đêm ngày 13/4, rạng sáng ngày 14/4, liên quân Mỹ-Anh-Pháp đã phóng 103 quả tên lửa hành trình vào các mục tiêu của Quân đội Syria.
Hôm 01/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trên CNN rằng, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã định chạy trốn khỏi Venezuela sang Cuba hôm 30/4, sau khi những người ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido đã tập trung chặn đường cao tốc trước căn cứ quân sự Carlota.Dấu hiệu về “đòn tâm lý” trong thời điểm quyết định
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, một chiếc máy bay đã được chuẩn bị cho nhà lãnh đạo Venezuela, nhưng "người Nga nói rõ rằng ông cần ở lại".
Dường như Moscow đã nhận thấy rằng, nếu ông Maduro rời khỏi Caracat, tình hình Venezuela sẽ mất kiểm soát giống như ở Ukraine tháng 2/2014, khi ông Viktor Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev, khiến Quốc hội bỏ phiếu phế truất ông này và phe đối lập dựng lên chính phủ lâm thời.
Việc Mỹ dựng lên câu chuyện ông Maduro định đào tẩu sang Cuba trong thời điểm hiện nay không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà ý định của Washington là làm lung lạc nhân dân và quân đội Venezuela là nhà lãnh đạo của họ đã “bế tắc, thất bại và hèn nhát bỏ chạy”, không ai có thể bảo vệ nổi ông Maduro trong tình thế hiện nay.
Rõ ràng là trong bối cảnh phe đối lập tiếp tục thực hiện các chiến dịch huy động binh lính phản chiến (số ít) bao vây các căn cứ quân sự và kêu gọi công, viên chức Venezuela đình công trước trụ sở công quyền, tuyên bố này của Mỹ là nhằm tạo hiệu ứng tan rã hàng loạt trong đội ngũ ủng hộ ông Maduro, trước đòn đánh quyết định của mình.
Juan Guaido bị truy tố vì tội phản quốc
Vừa qua, Quốc hội lập hiến quốc gia Venezuela - cơ quan lập pháp của đất nước được thành lập bởi những người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, đã tước quyền miễn trừ đại biểu quốc hội của “Tổng thống lâm thời” Juan Guaido.
Chính quyền của ông Nicolas Maduro cũng cáo buộc Guaido đã phạm vào các tội ác, bởi vì các hành động và đường lối gây tranh cãi của ông Guaido dẫn đến các hành động chuẩn bị cho một cuộc nội chiến ở đất nước, đồng thời là chủ mưu tiến hành “cuộc đảo chính” hôm 30/4 vừa qua.
Cơ quan an ninh Venezuela đã bắt đầu công việc điều tra đối với ông Juan Guaido với những tội danh trên, đồng thời, tòa án Venezuela cũng chuẩn bị trước các thủ tục tố tụng đối với vị “Tổng thống tự xưng” vừa bị tước quyền miễn trừ của đại biểu quốc hội này.
Với những tội trang với đất nước như trên, mặc dù vẫn nhận được cam kết “bảo kê” của Mỹ nhưng không ai dám chắc là ông này có thể yên ổn để lãnh đạo phe đối lập nổi dậy. Do đó, Mỹ cần phải hành động nóng trước khi viễn cảnh u ám này trở thành hiện thực.
Một yếu tố liên quan không kém phần quan trọng là Mỹ và Colombia đã đóng cửa Đại sứ quán, rút các nhà ngoại giao ra khỏi Venezuela vào hồi tháng 2 và tháng 3 năm nay. Điều này cho thấy rằng, Mỹ và đồng minh đã chuẩn bị sẵn tâm lý về việc bạo lực có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Việc các nhân viên ngoại giao của các nước này không còn hiện diện ở Caracat khiến Mỹ không còn ngại Venezuela sử dụng những người này làm “con tin chính trị”. Việc không còn gì phải bận tâm khiến Washington có thể an tâm đưa ra các hành động mạnh tay hơn để lật đổ chính quyền Maduro mà không sợ bị trả đũa ngay lập tức.
Như vậy, những dấu hiệu cho thấy sẽ có hoạt động quân sự ở Venezuela là khá rõ ràng, nhưng điều gì thôi thúc Washington phải nhanh chóng có những hành động mạnh tay hơn ở Venezuela?
Vì sao Mỹ vội vã đẩy nhanh hành động ở Venezuela?
Hôm 02/5, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cho biết, Hoa Kỳ muốn thay đổi chính quyền ở Venezuela càng sớm càng tốt và sẽ hết sức nỗ lực để thực hiện được điều này.
Nguyên nhân đầu tiên khiến Mỹ rốt suột được cho là do tình hình Venezuela càng dùng dằng thì sự hiện diện của Nga ở Venezuela sẽ càng chắc chắn, và do đó, Mỹ sẽ càng khó khăn hơn trong việc thực hiện kế hoạch lật đổ chính quyền Maduro, bất kể là bằng biện pháp nào.
Sự hiện diện của Nga ở Syria đã khiến Mỹ ngậm đắng nuốt cay nhét khẩu hiệu “Assad must go” vào tay áo, nên Washington không muốn để Moscow ngày càng gia tăng số lượng cố vấn quân sự, chuyên gia kỹ thuật và nhân viên bảo vệ (an ninh và đặc nhiệm Nga?) ở Venezuela.
Nếu để Nga đưa đầy đủ lực lượng hỗ trợ ông Maduro cả về thông tin tình báo và bảo đảm an ninh, cùng với việc cung cấp vũ khí, thậm chí là làm lá chắn sống…, thì có thể khẳng định rằng, kế hoạch của Mỹ sẽ hoàn toàn phá sản.
Khủng hoảng càng kéo dài, càng bất lợi cho Mỹ và phe đối lập Venezuela |
Mặc dù ban đầu nhiều nước công nhận Guaido, nhưng bây giờ họ đang rút lời nói của mình. Mới đây, các chính trị gia Italia và Tây Ban Nha đã thừa nhận rằng, chính phủ của mình đã sai khi công nhận Juan Guaido và đang nỗ lực khắc phục sai lầm đó.Nguyên nhân thứ hai khiến Mỹ nóng lòng là yếu tố “niềm tin”. Một nghịch lí là khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela ngày càng kéo dàithì những người ủng hộ Guaido càng chán nản và mất niềm tin chiến thắng; trong khi niềm tin của nhân dân và quân đội Venezuela đối với chính quyền Maduro ngày càng tăng lên. Đồng thời, sự ủng hộ của quốc tế đối với “Tổng thống lâm thời” Juan Guaido ngày càng suy giảm.
Do vậy, Mỹ và các đồng minh cần nhanh chóng thực hiện bằng được kế hoạch lật đổ Maduro hoặc đẩy khủng hoảng chính trị ở đất nước Venezuela lên một nấc thang mới là xung đột quân sự, nhằm đưa đất nước lún sâu vào tình trạng hỗn loạn, nghèo đói, để tiếp tục âm mưu thay đổi chế độ.
Nguyên nhân thứ ba khiến Mỹ muốn mạnh tay là…hết bài
Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp tổng hợp nhằm đẩy Venezuela lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế, để âm mưu đánh sập chính quyền của ông Nicolas Maduro. Có thể nói rằng, Washington đã thử mọi cách, nhưng họ đã bị thất bại.
Đầu tiên, Nhà Trắng phát động cuộc chiến kinh tế nhằm bóp nghẹt kinh tế Venezuela, nhưng nước này mặc dù có những khó khăn nhất định, vẫn không “chết” mà vẫn tiếp tục giao thương với Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí là cả Liên minh châu Âu.
Sau đó, Mỹ cố gắng sử dụng một con bài chính trị độc đáo, đó là thúc đẩy quốc hội đối lập phế truất tổng thống và dựng nhà lãnh đạo quốc hội Juan Guaido lên làm “Tổng thống lâm thời”, nhằm tập hợp lực lượng đối lập, lật đổ ông Maduro. Nhưng phương án này cũng không mang lại kết quả.
Tiếp theo, những nỗ lực sử dụng quân đội để cung cấp viện trợ nhân đạo qua biên giới để âm mưu gây rối và đưa người vượt biên trái phép cũng bị thất bại thảm hại; các vụ tấn công mạng vào hệ thống điện toàn quốc của Venezuela nhằm gây tâm lý hoang mang và hỗn loạn để tạo cơ hội cho phe đối lập cũng không đạt được mục đích.
Những thất bại liên tiếp đã cho Washington đã hiểu rằng, nếu cứ nhùng nhằng, thời gian sẽ đứng về phía Maduro. Do đó, Mỹ phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là gây xung đột quân sự ở Venezuela để tạo điều kiện mới, nhằm tiếp tục chính sách thay đổi chế độ ở đất nước này.
Nga - Mỹ khẩu chiến về Venezuela Moscow cáo buộc Washington vi phạm luật pháp quốc tế khi can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền ... |
Ngoại trưởng Nga - Mỹ sắp gặp nhau để bàn về Venezuela Pompeo và Lavrov sẽ thảo luận về những bất đồng giữa hai nước trong một loạt vấn đề, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Venezuela ... |
TT Venezuela cám ơn quân đội, chỉ trích những tay \'lái buôn đảo chính\' Nhà lãnh đạo Venezuela cùng các thành viên quân đội và người ủng hộ đã tổ chức diễu hành ở thủ đô Caracas nhằm tuyên ... |