Nhiều người có nhu cầu “tháo nước” ngay cả khi họ vừa rời “nhà nhỏ”. Theo thuật ngữ y khoa, đó là tình trạng “tiểu tiện thường xuyên”.
Nếu bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường - bình quân người ta “tháo nước” 4-8 lần mỗi ngày - đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số tình trạng bệnh có thể gây tiểu tiện thường xuyên, theo trang tinTNN.
Nhiễm trùng đường tiểu (UTI)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu tiện thường xuyên và thường kèm theo sốt, đau hoặc khó chịu ở dạ dày. UTI là chứng nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận và có thể khiến một cá nhân cảm thấy cần đi tiểu suốt.
Vì sao bạn phải thường xuyên \'thăm\' nhà vệ sinh? |
Tiểu đường
Những vấn đề y khoa mạn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có thể gây cảm giác khát nước quá độ cùng với việc tăng cường đi “nhà nhỏ” với lượng nước tiểu nhiều. Lý do là khi bạn bị tiểu đường, đường thừa tích tụ trong máu, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để loại trừ glucose không dùng đến qua nước tiểu.
Các vấn đề tuyến tiền liệt
Một tuyến tiền liệt phình to có thể cản trở sự lưu thông nước tiểu thông qua niệu đạo. Điều này làm tăng nhu cầu đi vệ sinh cả khi bàng quang chỉ chứa một lượng nước tiểu nhỏ.
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang có thể khiến một cá nhân đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nó cũng gây cảm giác đau và bỏng rát trong lúc tiểu tiện. Những người bị ung thư bàng quang có thể có máu vón cục trong nước tiểu.
Ung thư buồng trứng
Đây được xem là một “sát thủ” thầm lặng và khó phát hiện vào giai đoạn đầu. Nhưng nếu bạn có nhu cầu đi tiểu cấp kỳ nhưng không thể làm thế, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm cần sự chú ý về mặt y khoa.
Ngoài tiểu tiện thường xuyên, ung thư buồng trứng còn gây đầy bụng, đau lưng, ợ nóng, đau khi quan hệ tình dục và xuất huyết không giải thích được.
http://thanhnien.vn/suc-khoe/vi-sao-ban-phai-thuong-xuyen-tham-nha-ve-sinh-876066.html