Đầu óc non nớt của một đứa trẻ chắc chắn chưa đủ đại lượng, bao dung khi chúng nhận thấy sự đối xử bất công của bố mẹ. Thường thì ít bố mẹ để ý tới điều đó hoặc có nhận ra nhưng vẫn hời hợt trong cách giải quyết.

Tôi sinh hai bé cách nhau 7 năm nên không phải tay xách nách mang như nhiều chị em đẻ dày, bởi bé lớn đã gần như có thể tự lập trong mọi việc từ ăn uống, ngủ nghỉ tới vệ sinh cá nhân. Hơn nữa dưới sự hướng dẫn của mẹ, con bé hoàn toàn có thể trợ giúp tôi trong việc trông nom, chăm sóc em nhỏ.

Tôi nghĩ đó cũng là cách để tạo cho con thói quen bảo vệ và gần gũi với em của mình hơn. Tuy nhiên có một vấn đề là khi con đã có khả năng nhận thức thì chúng sẽ suy nghĩ, suy xét nhiều hơn.

Em mới từ bệnh viện về, vì được mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn từ trước nên con bé có vẻ rất hào hứng khi gặp em, nó cứ ngồi ngắm em ngủ, thỉnh thoảng lại đưa ngón tay nhỏ vào sờ sờ má em rồi cười thích thú. Nó giúp mẹ gấp quần áo, tã lót cho em, giúp mẹ giặt khăn sữa thậm chí biết rửa cả bình sữa sau khi em uống hết. Nó làm tất cả mọi việc với tinh thần vui vẻ, tự nguyện vô cùng.

Ban đầu khi muốn con giúp, tôi luôn cẩn thận nói rằng mẹ nhờ cái này, mẹ nhờ cái kia rồi cảm ơn con sau khi con đã giúp. Nhưng lâu dần thành quen, lại thêm nhiều áp lực, mệt mỏi tôi từ nhờ vả đã chuyển sang thái độ sai khiến con.

vi sao bo me cho con ra ria
Ảnh minh họa.

Và dĩ nhiên trẻ con nó cũng vậy, cả thèm chóng chán, lúc này việc giúp mẹ làm cái nọ, làm cái kia khiến nó cảm thấy khó chịu và phiền phức chứ không vui vẻ nữa rồi. Khi mọi việc không đúng ý mình tôi bắt đầu quát tháo, mắng mỏ con bé.

Nó xị mặt ra rồi làm theo cùng thái độ miễn cưỡng, nó cũng không sờ má em rồi cười nắc nẻ nữa. Nó muốn tôi tìm cho bộ quần áo và cột lại mái tóc gọn gàng để đi học nhưng vì đang phải dỗ dành em bé nên tôi đã yêu cầu con phải tự làm.

Nó giậm giật bảo: Mẹ chỉ biết lo cho em thôi. Nó muốn tôi kể chuyện cổ tích cho nghe nhưng tôi lại phải hát ru em nó ngủ bởi không hát thì thằng bé sẽ quấy khóc ầm ĩ lên.

Thế là nó lại ấm ức đi về phòng một mình ôm gối ngồi tiu nghỉu và chắc chắn sẽ nghĩ tới câu nói "có em thì mày bị ra rìa" của bà nội mà buồn lắm.

Một hôm con bé ngồi cạnh tôi để chơi cùng em, bỗng em nó quấy khóc không chịu nín. Thay vì dỗ dành, cưng nựng nó quát lên: "Có im đi không, khóc cái gì mà khóc. Thật là phiền phức, không có mày có phải tốt hơn không".

Tôi rất bất ngờ và hơi tức giận bởi những câu nói vừa rồi của con nên nghiêm giọng hỏi: "Tại sao con lại nói em như vậy? Con cũng từng nhỏ như em và mẹ đã thậm chí yêu chiều con hơn thế. Con có biết như vậy là hư lắm không?".

Con bé mếu máo giọng tủi hờn nói như thanh minh: "Tại em mà bố mẹ cho con ra rìa, bố mẹ chỉ thích em, bố mẹ không cần con, không thương con nữa".

Rồi con bé òa khóc nức nở khiến tôi hối hận và cảm thấy có lỗi với con quá. Tôi ôm nó vào lòng vỗ về: "Con ngoan, bố mẹ vẫn thương con nhiều như thế, chỉ là em còn nhỏ, em chưa thể tự làm gì được. Nếu chúng ta bỏ mặc em thì em sẽ bị đói, bị khát rồi bị bệnh phải đi bác sĩ. Con có muốn em bị như vậy không?" Con bé nhìn tôi khẽ lắc đầu.

Tôi lại âu yếm nói tiếp: "Mẹ xin lỗi vì từ khi có em mẹ không thể lo cho con nhiều hơn, nhưng mẹ thấy con có thể tự làm mọi thứ rất tốt, con đã lớn và vô cùng giỏi giang đấy. Sau này em con sẽ có một tấm gương sáng để học tập rồi".

Mặt con bé giãn ra, nó tươi tỉnh và vui vẻ hẳn lên. Từ hôm sau lại răm rắp giúp mẹ và không bao giờ mắng nhiếc em nó nữa.

vi sao bo me cho con ra ria Mẹo hay giúp bố mẹ yên tâm hơn khi cho con ngủ một mình
vi sao bo me cho con ra ria Đang đi cùng bố mẹ, bé trai 3 tuổi bất ngờ bị người phụ nữ lạ mặt vung dao đâm vào mặt
vi sao bo me cho con ra ria Bé 4 tuổi bị 3 trường mẫu giáo đuổi học vì cách dạy sai lầm

/ laodong.vn