Tình trạng buôn bán người qua biên giới hoặc vào các động mại dâm đã diễn ra nhiều năm qua, mặc dù các đối tượng liên tục bị phát hiện và xử lý nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân một phần do chế tài xử lý còn chưa nghiêm khắc.

\'Cò\' khám chữa bệnh lộng hành: Trước bệnh viện công nào cũng có \'cò\'
Hướng dẫn viên du lịch nước ngoài lộng hành tại Việt Nam: Luật hở, khó xử?
Lộng hành nạn bảo kê máy gặt
Ông Moong Văn Tà, bản Huồi Thợ xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn, Nghệ An), có con gái mất tích, nghi bị đưa sang Trung Quốc lấy chồng. Ảnh: Quang Đại

Tình trạng buôn bán người qua biên giới hoặc vào các động mại dâm đã diễn ra nhiều năm qua, mặc dù các đối tượng liên tục bị phát hiện và xử lý nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân một phần do chế tài xử lý còn chưa nghiêm khắc.

Theo tổng hợp năm 2016, danh sách phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của tội phạm buôn bán người tại cơ quan chức năng huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có 25 người, trẻ nhất 15 tuổi, lớn tuổi nhất là 33. Đây chỉ là các nạn nhân được cơ quan chức năng phát hiện, giải cứu từ các chuyên án điều tra.

Một số nạn nhân, sau đó trở lại móc nối để bán người sang Trung Quốc.

Chủ yếu, phụ nữ bị bán sang Trung Quốc để làm vợ, với giá từ khoảng 100- 200 triệu đồng/người.

Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Moong Thị Hà (SN 1969, trú tại bản La Ngan, xã Chiêu Lưu) về tội "Mua bán người". Vào tháng 9.2017, Moong Thị Hà biết tin chị L.T.T.H. (SN 2000, trú huyện Kỳ Sơn) đang có nhu cầu tìm việc làm.

Moong Thị Hà móc nối với con gái là Ốc Thị Long, hiện đã lấy chồng và sinh sống bên Trung Quốc để tìm mối bán chị H. Biết chị H. mang thai, Ốc Thị Long đã nhất trí mua với mức giá 140 triệu đồng, trong đó người mẹ là 120 triệu đồng, còn thai nhi là 20 triệu đồng. Kế hoạch là đưa chị H. sang Trung Quốc để chờ sinh, rồi bán lần lượt cả mẹ lẫn con. Vụ bán người chưa thành thì bị công an bắt giữ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm mua bán người vẫn diễn ra là do chế tài xử lý chưa nghiêm khắc. Theo Luật Hình sự 2009, hành vi buôn bán người chỉ có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù; khung tăng nặng từ 5 đến 20 năm tù. Luật Hình sự 2015 có các khung từ 5- 10 năm; 8- 10 năm và 12 - 20 năm tù.

Ngoài mục đích gả chồng, việc buôn bán người có thể vì những mục đích tàn ác như bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân…

Nhiều trường hợp bị bán sang nước ngoài, khi người phụ nữ trở về thì đã thân tàn ma dại.

Trong khi đó, hành vi buôn bán trái phép chất ma túy lại có khung hình phạt hết sức nghiêm khắc. Theo Luật Hình sự 2015, hành vi mua bán hêrôin, côcain, methamphetamine, amphetamine, MDMA khối lượng 100 gam trở lên, có khung hình phạt phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Để ngăn chặn việc mua bán người, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao đời sống cho người dân vùng khó khăn, pháp luật cần có chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với loại tội phạm nguy hiểm này.

https://laodong.vn/dien-dan/vi-sao-bon-buon-thit-ban-nguoi-van-long-hanh-568814.ldo

/ Quang Đại/Báo Lao động