Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,6 tỷ USD, trong khi khu vực vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 10,5 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt 99,36 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch trên 24,6 tỷ USD, tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN và Nhật Bản.

Giai đoạn này ghi nhận 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Điện thoại và linh kiện dẫn đầu danh sách này khi đạt 18 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm so với cùng kỳ, trừ một số nông sản như gạo, cà phê, hạt điều tăng nhẹ.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu gần 97,5 tỷ USD hàng hoá trong 5 tháng đầu năm, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm. Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 41,94 tỷ USD, phần còn lại thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính trên 28,9 tỷ USD.

Giá trị nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng áp đảo trong cơ cấu hàng hoá với 93,3%, tương đương 90,98 tỷ USD. Nhóm hàng tiêu dùng chiếm thiểu số với khoảng 6,5 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu 1,9 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,6 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm dầu khí) xuất siêu đến 10,5 tỷ USD.

\\"Covid-19 diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam\\", báo cáo của Tổng cục Thống kê viết.

Trong nghị quyết 84 về các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Cụ thể, Bộ Công Thương được yêu cầu khắc phục sự gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh, đa dạng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường mới cho các mặt hàng bị huỷ hoặc giãn tiến độ giao hàng. Cơ quan này được giao tận dụng cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại đã ký, đặc biệt là EVFTA và CPTPP.

Trong khi đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng và lấy ý kiến về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực theo trình tự rút gọn để kịp thời ban hành ngay khi EVFTA có hiệu lực. Đồng thời, gia hạn thời hạn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chấp nhận C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử hoặc bản chụp nộp cho cơ quan hải quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quyết liệt thực hiện các biện pháp để gỡ \\"thẻ vàng\\" của Ủy ban châu Âu đối với hàng thủy sản. Bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực, cơ quan này được giao cải thiện năng lực xuất khẩu nông sản chính ngạch sang các thị trường, nhất là Trung Quốc. Bộ Y tế có thể đơn giản hoá thủ tục thẩm định cho phép sản xuất và xuất nhập khẩu khẩu trang, trang phục bảo hộ và thiết bị y tế.

\\"viet Xuất siêu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước tới nay

Theo ông Trần Thanh Hải, nếu như những năm trước đây, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn ...

\\"viet Xuất siêu nhờ tỷ trọng các mặt hàng thiết yếu lớn

Trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt 8,2% so với cùng kỳ và là điểm sáng của nền ...

https://vnexpress.net/viet-nam-xuat-sieu-gan-2-ty-usd-4108243.html 

/ vnexpress.net