Vừa qua, tại bãi chế tạo Cảng Vietsovpetro, Xí nghiệp Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa các công trình khai thác dầu khí đã tiến hành hạ thủy chân đế Giàn CTC-01 xuống sà lan vận chuyển VSP05 để chằng buộc và lắp đặt biển.
Vào hồi 08h15 ngày 28/05, tàu cẩu Hoàng Sa đã hoàn thành cẩu nhấc chân đế Giàn CTC1 vào vị trí thiết kế ngoài khơi mỏ Cá Tầm, thuộc lô 09-3/12. |
Dự kiến toàn bộ chiến dịch lắp đặt chân đế, bến cập tàu, đóng cọc và ống tách nước có tổng trọng lượng khoảng 2.337 tấn (bao gồm phần chân đế nặng 945 tấn, cọc 1040 tấn, bến cập tàu 71 tấn và phần ống tách nước 360 tấn) cho chân đế giàn Cá Tầm sẽ hoàn thành trong khoảng 20 ngày tới. Dự án phát triển khai thác mỏ Cá Tầm do Vietsovpetro, Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) và Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư. Giàn CTC1-WHP sẽ được kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Vietsovpetro tại Lô 09-1.
Lô 09-3/12 do Vietsovpetro là Nhà điều hành theo Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí ký ngày 12/9/2012 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với Tổ hợp 3 nhà thầu Vietsovpetro (55%), PVEP (30%) và Bitexco (15%), có tổng diện tích gần 6.000 km2, độ sâu nước biển từ 15 - 60m, thuộc bồn trũng Cửu Long. Lô 09-3/12 là phần diện tích hoàn trả của Liên doanh VRJ từ năm 2009, nằm cách TP Vũng Tàu 160km về hướng Đông Nam, rất gần các mỏ dầu Rồng, Gấu Trắng, Bạch Hổ mà Vietsovpetro đang khai thác (khoảng 15 - 20km). Việc triển khai xây dựng Giàn CTC1-WHP để đưa vào vận hành khai thác mỏ Cá Tầm là sự chủ động, nỗ lực rất lớn của Vietsovpetro để mở rộng vùng hoạt động ra ngoài Lô 09-1 cũng như góp phần duy trì ổn định sản lượng khai thác của Vietsovpetro trong những năm tới.
Một số hình ảnh hạ thủy và lắp đặt Giàn CTC1-WHP:
Hướng đi nào cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Làm gì để đột phá? Thời điểm “nguy kịch” nhất đối với PVN (năm 2016 - 2017) đã qua, nhưng cũng mới chỉ ở mức “nhẹ nhõm đôi chút”. Quan ... |
Ngày 31/5/1997 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 75/BT về việc thành lập Ban quản lý dự ... |