Diễn biến vụ 500 giáo viên ở Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp thất nghiệp vì bị chấm dứt hợp đồng, vẫn là những hình ảnh chua xót quen thuộc: Những giọt nước mắt, những thân phận, hoàn cảnh khó khăn… của những người gian nan đeo đuổi nghề “cao quý”.

vu 500 giao vien sap mat viec thua thiet luon nghieng ve phe nuoc mat

Chia sẻ

Nhiều GV hợp đồng có nguy cơ "tiền mất tật mang"

Trao đổi với báo chí, bà Đặng Thị Ng (ngụ thị trấn Phước An) cho biết, để được đi dạy, 3 con của bà phải cầm cố sổ đỏ, vay mượn tiền để lo lót. Đến nay, sổ đỏ chưa rút về, một con đã nhận thông báo chấm dứt hợp đồng, hai đứa còn lại được thi tuyển nhưng không biết đỗ không.

Một GV khác cho biết hai vợ chồng phải bỏ ra hơn 120 triệu đồng để “chạy” được đi dạy.

Các trường hợp khác, tuy không nói ra, nhưng chắc chắn không thể tự nhiên mà được chấp nhận ký hợp đồng, khi không có chỉ tiêu biên chế. Nay, khoảng 500 GV có nguy cơ mất việc.

Trả lời báo chí về thông tin có một số người đã phải chi tiền để “chạy” suất hợp đồng, bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk nói: “Đến nay, huyện chưa nhận được bất cứ phản ánh hay đơn thư tố cáo tiêu cực trong vụ việc này. Nếu phát hiện có tiêu cực, chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng điều tra xử lý những cá nhân tập thể vi phạm".

Vẫn là một câu trả lời đúng “bài bản”. Những người trong cuộc và dư luận cũng không hi vọng gì về việc tiêu cực sẽ bị phanh phui, người vi phạm sẽ bị xử lý.

Bởi vì, khi đưa tiền để “chạy”, GV trong tâm thế nhờ vả, hàm ơn, nên không dám yêu cầu viết giấy nhận tiền, hay ghi âm, quay phim… làm bằng chứng. Còn đối tượng nhận tiền cũng không bao giờ chấp nhận ký vào giấy tờ, bởi đó sẽ là bằng chứng của tội nhận hối lộ với khung hình phạt rất nặng.

Đây là “kịch bản” quen thuộc của rất nhiều vụ việc đưa, nhận hối lộ để chạy việc. Kẻ có quyền bao giờ cũng khôn khéo nắm đằng chuôi, còn người đi xin việc bao giờ cũng rơi vào thế bất lợi.

Đến khi vụ việc vỡ lở, “tiền mất tật mang”, người dân cũng không biết bám víu vào đâu. Còn cơ quan chức năng thì “án tại hồ sơ”, không có bằng chứng cụ thể nên không thể xử lý được.

Việc nguyên Chủ tịch và Chủ tịch đương nhiệm huyện Krông Pắk bị xử lý cũng chỉ ở phương diện trách nhiệm, chứ rất khó để xử lý ở mức độ khác.

Đây là “bài học” đã quá quen, nhưng không ít người dân không bao giờ thuộc. Bởi vì tình thế công việc khó khăn, đào tạo quá nhiều trong khi nhu cầu công việc trong bộ máy hành chính sự nghiệp ngày càng cắt giảm, nên chỉ còn biết tìm cách “chạy”, “đi tắt”, “đi cửa sau”, dù rất rủi ro.

Dù “bị hại” cũng có phần lỗi, nhưng chúng ta không thể trách họ. Người đáng trách, cần phải xử lý nghiêm minh là những người được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành theo pháp luật nhưng đã cố ý làm trái.

vu 500 giao vien sap mat viec thua thiet luon nghieng ve phe nuoc mat Các giáo viên mất việc ở Đắk Lắk phải đi làm nương rẫy thuê kiếm sống

Để có tiền trang trải cuộc sống sau nhiều năm đứng bục giảng, các giáo viên phải làm nương rẫy, bán cháo, chăn nuôi... thậm ...

vu 500 giao vien sap mat viec thua thiet luon nghieng ve phe nuoc mat Các giáo viên bị mất việc ở Đăk Lăk làm đủ nghề để sống

Để có tiền trang trải cuộc sống sau nhiều năm đứng bục giảng, các giáo viên phải làm nương rẫy, bán cháo ở vỉa hè, ...

/ https://laodong.vn