Theo các chuyên gia về luật, việc các hành khách không được hướng dẫn mặc áo phao khi đi tàu cao tốc Greenlines thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm.

Theo thông tin của một số hành khách thì khi xảy ra sự việc chìm tàu cao tốc Greenlines ở biển Cần Giờ hôm 8/4, những hành khách trên tàu cao tốc không được chủ tàu hướng dẫn cần phải mặc áo phao, chỉ khi xảy ra tình huống khẩn cấp, có hiệu lệnh của thuyền trưởng thì hành khách mới bắt đầu mặc áo phao.

vu chim tau cao toc o can gio hanh khach khong mac ao phao trach nhiem thuoc ve ai

Theo các chuyên gia của công ty luật FDVN (Đà Nẵng), việc không mặc áo khi tham gia giao thông đường thuỷ không chỉ là trách nhiệm hướng dẫn của người chủ tàu mà còn là trách nhiệm của những người tham gia giao thông đường thuỷ. Trường hợp người tham gia giao thông đường thuỷ sau khi nhận được sự hướng dẫn của chủ phương tiện đường thuỷ nhưng không thực hiện theo hướng dẫn, cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra còn phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do việc không tuân thủ các quy định, hướng dẫn của chủ phương tiện.

Liên quan đến việc chủ tàu cao tốc có trách nhiệm hướng dẫn hành khách khi tham gia giao thông đường thuỷ có mặc áo phao không? Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ phương tiện vận chuyển người, hành khách khi tham gia giao thông đường thuỷ phải có trách nhiệm hướng dẫn hành khách trên phương tiện sử dụng áo phao, đồng thời chủ phương tiện có quyền từ chối đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc cầm dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy các trong suốt quá trình của phương tiện.

vu chim tau cao toc o can gio hanh khach khong mac ao phao trach nhiem thuoc ve ai

Cụ thể tại Điều 7 Thông tư Số: 15/2012/TT-BGTVT quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông quy định về Trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông:

1. Chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông có trách nhiệm trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện phải bảo đảm đầy đủ về số lượng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

2. Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải khách ngang sông có trách nhiệm:

a) Trước khi cho phương tiện rời bến phải phát cho mỗi hành khách đi trên phương tiện một (01) áo phao hoặc một (01) dụng cụ nổi cá nhân để sử dụng;

b) Hướng dẫn và yêu cầu hành khách trên phương tiện mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách trong suốt hành trình của phương tiện.

3. Từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn.

4. Chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình vận tải hành khách ngang sông khi hành khách không mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách.

vu chim tau cao toc o can gio hanh khach khong mac ao phao trach nhiem thuoc ve ai

Chiếc áo phao giống như "bùa hộ mệnh" của hành khách khi di chuyển trên sông nước

Như vậy, chủ phương tàu cao tốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp liên quan đến sự cố hoặc tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình vận tải hành khách ngang sông khi hành khách không mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách.

Ngoài ta Chủ tàu còn có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành khách không sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn khi tham gia phương tiện, Cụ thể:

Tại Điểm c, Khoản 1 Điều 26 Nghị định Số: 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địavề việc Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người sử dụng phương tiện không có động cơ sức chở đến 12 người để vận chuyển người, hành khách có một trong các vi phạm sau đây:

c) Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn cho người, hành khách trên phương tiện;”

Liên quan đến việc để xảy ra những hậu quả khi chủ phương tiện không hướng dẫn người tham gia giao thông đường thuỷ sử dụng các biện pháp đảm bảo an toàn dẫn đến chết người, thì chủ phương tiện có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 272 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 cụ thể:” Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy, gây thiệt hại thuộc thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trước đó, khoảng 8h00 ngày 8/4, tàu cao tốc Greenlines DP C3 chở khách từ Vũng Tàu về Cần Giờ, khi chuẩn bị cập bến thì gặp sự cố khiến nước tràn vào tàu và nghiêng sang một bên.

Trên tàu lúc này có 1 thuyền trưởng, 1 máy trưởng, 1 thuyền viên, 1 nhân viên và 42 hành khách. Mọi người hốt hoảng chạy lên mũi tàu, nhảy lên cầu cảng an toàn.

Nguyên nhân ban đầu được xác định: chân vịt của tàu cao tốc Greenlines DP C3 bị gãy đứt rời hoàn toàn. Khả năng đuôi tàu cao tốc đã bị va vào một vật thể cứng ở cửa sông Lòng Tàu. Chân vịt gãy đã rơi ngoài sông, tạo lỗ trống dẫn đến nước theo đường ống bao trục chân vịt vào buồng máy, tràn khoang khách và khoang lái…

vu chim tau cao toc o can gio hanh khach khong mac ao phao trach nhiem thuoc ve ai Tàu cao tốc chìm ở biển Cần Giờ do đâm \'vật thể lạ\'?

Chủ đầu tư tàu cao tốc chìm ở biển Cần Giờ (TP.HCM) cho biết nguyên nhân gây chìm tàu cao tốc C3 do tông phải ...

vu chim tau cao toc o can gio hanh khach khong mac ao phao trach nhiem thuoc ve ai Vụ chìm tàu cao tốc chở 42 khách: Lỗ thủng dưới đáy "tố" nguyên nhân chìm tàu?

Sở GTVT TP.HCM vẫn đang phối hợp cùng cơ quan liên quan, tích cực xác định nguyên nhân xuất hiện lỗ thủng lớn ở đáy ...

Hoàng Giang

/ http://www.doisongphapluat.com