Nhiều tàu và máy bay chở hàng viện trợ sẽ đến Tonga trong những ngày tới khi cộng đồng quốc tế đáp lại lời kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp từ quốc đảo Thái Bình Dương sau vụ phun trào núi lửa và sóng thần kinh hoàng.

Vụ núi lửa phun trào ở Tonga mạnh gấp 500 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima -0

Chuyến hàng cứu trợ do Không quân Australia vận chuyển đến Tonga. Ảnh Reuters.

Tàu duy trì hàng hải của New Zealand, HMNZS Aotearoa, chở 250.000 lít nước và có thể sản xuất 70.000 lít mỗi ngày nhờ hệ thống khử muối tại chỗ, dự kiến sẽ đến Tonga trong ngày 21/1.

Các chuyến bay chở hàng cứu trợ đầu tiên từ Australia và New Zealand đã hạ cánh xuống Tonga trong ngày 20/1.

Hai máy bay C-130H của Nhật Bản chở hàng viện trợ cũng đã rời Căn cứ Không quân Komaki ở tỉnh Aichi để đến Tonga trong ngày 20/1 và dự kiến ​​sẽ đến nơi ngày 21/1.

Vụ núi lửa phun trào ở Tonga mạnh gấp 500 lần quả bom nguyên tử hủy diệt Hiroshima -0

Vụ núi lửa phun trào gây hậu quả kinh hoàng với quốc đảo Tonga.

Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào dữ dội hôm 15/1, gây ra sóng thần phá hủy các ngôi làng, khu nghỉ dưỡng và nhiều tòa nhà, đánh sập hệ thống liên lạc của quốc gia với khoảng 105.000 dân này.

Ít nhất 3 trường hợp thiệt mạng đã được báo cáo cho đến nay, con số thương vong thực tế chưa thể được xác định trong thời gian ngắn do thông tin liên lạc hạn chế và khó tiếp cận một số khu vực bị ảnh hưởng.

Tro bụi từ núi lửa đã bao phủ phần lớn Tonga và làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch tại quốc đảo này.

Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cho biết trong một cuộc họp báo rằng Tonga đã yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và LQH đang liên hệ chặt chẽ với các nhà chức trách.

Đại diện LHQ cho biết thêm rằng các đội đánh giá thiệt hại đã đến được hầu hết các khu vực của nước này, kể cả những hòn đảo xa xôi, hẻo lánh. Ngoài ra, LHQ cũng bày tỏ lo ngại liên quan đến nguồn cung nước sạch đối với 50.000 cư dân của Tonga.

Khoảng 60.000 người bị ảnh hưởng bởi thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và nghề cá do tro bụi, nước mặn xâm nhập và khả năng xảy ra mưa axit. Tình trạng thiếu nhiên liệu cũng đã được ghi nhận, ông Dujarric cho biết.

Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết nước này sẽ cung cấp 1 triệu USD hỗ trợ cho tái thiết tại Tonga.

Đường dây điện thoại giữa Tonga và thế giới bên ngoài đã được kết nối lại vào cuối ngày 19/1, mặc dù việc khôi phục internet có thể mất một tháng hoặc hơn.

Trung tâm Hàng không Goddard của NASA cho biết sức mạnh của vụ phun trào ước tính tương đương với 5 đến 10 megaton thuốc nổ TNT, hoặc hơn 500 lần so với quả bom hạt nhân mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào Chiến tranh thế giới hai.

Những hình ảnh đầu tiên của quốc đảo Tonga sau vụ núi lửa dưới đáy biển phun trào Những hình ảnh đầu tiên của quốc đảo Tonga sau vụ núi lửa dưới đáy biển phun trào

Các chuyến bay đầu tiên chở hàng cứu trợ khẩn cấp đang trên đường đến Tonga sau khi đường băng tại sân bay chính của ...

Núi lửa Tonga phun trào, cảnh báo sóng thần ở Nhật Bản và Thái Bình Dương Núi lửa Tonga phun trào, cảnh báo sóng thần ở Nhật Bản và Thái Bình Dương

Một ngọn núi lửa ngoài khơi Tonga phun trào vào 15/1, kích hoạt cảnh báo sóng thần và lệnh sơ tán ở Nhật Bản và ...

/ cand.com.vn