Trong phát biểu với báo chí gần đây, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh khẳng định nhà trường không sai, trường vẫn giữ quan điểm, phương pháp giáo dục như hiện tại trong thời gian tới.

vu truong luong the vinh bi to ha khac co quan quan ly giao duc o dau Lùm xùm phụ huynh "tố" Trường Lương Thế Vinh: Đừng biến giáo dục thành cuộc chiến
vu truong luong the vinh bi to ha khac co quan quan ly giao duc o dau Nội quy nghiêm khắc của trường Lương Thế Vinh
vu truong luong the vinh bi to ha khac co quan quan ly giao duc o dau
Trường Lương Thế Vinh - Hà Nội. Ảnh: website nhà trường.

Trong phát biểu với báo chí gần đây, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh khẳng định nhà trường không sai, trường vẫn giữ quan điểm, phương pháp giáo dục như hiện tại trong thời gian tới.

Về các hình thức kỷ luật học sinh, PGS Văn Như Cương nói: Các em vi phạm khuyết điểm có thể bị phạt lao động (quét dọn, tưới cây, rửa bát…) để sửa chữa. Đó cũng là hình thức rèn luyện cho học sinh tinh thần yêu lao động, tôn trọng người lao động.

Đồng thời, theo ông, nhà trường không “hà khắc” mà là “nghiêm khắc và bao dung”. Ý kiến của PGS Cương nhận được nhiều tán đồng, song cũng không ít phản đối. Nhiều người cho rằng họ chỉ thấy trường “nghiêm khắc”, chứ không thấy “bao dung”.

Là “tác giả” của các quy định nói trên, đương nhiên PGS Cương sẽ cho rằng ông đúng.

Tuy nhiên, để xác định đúng/sai, phải căn cứ các quy định của pháp luật; phải được cơ quan chức năng kiểm tra, kết luận, xử lý.

Dư luận đang đặt câu hỏi, từ trước đến nay, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục TP Hà Nội, đang ở đâu?

Những hình thức kỷ luật, hình phạt học sinh hoàn toàn không có trong quy định của Bộ GDĐT, đã được áp dụng ở trường này nhiều năm qua, nhưng Sở GDĐT Hà Nội không biết, hoặc không có ý kiến?

Và một GV đồng thời chủ nhiệm 2 lớp, có lẽ duy nhất, chỉ có ở trường Lương Thế Vinh?

Giáo viên trường công, mà chủ nhiệm đến 2 lớp ở trường tư, có được phép?

Tất cả các cơ sở giáo dục, dù thuộc loại hình nào, đều phải tuân thủ các quy định của nhà nước về giáo dục.

Những sáng tạo được khuyến khích, là về phương pháp giáo dục, về cách thức xã hội hóa, về các hình thức vận động, chăm sóc học sinh… để nâng cao chất lượng giáo dục.

Cơ sở giáo dục không được phép “sáng tạo” ra các quy định, cách thức, nội quy… trái với các quy định về quản lý giáo dục, ngay cả khi có sự đồng ý của HS và người giám hộ.

Ví dụ, GV không được phép đánh đập, chửi mắng HS, mặc dù được cha mẹ các em cho phép.

Nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, biết rõ mình được làm gì và không được làm gì; cái gì là sáng tạo tích cực, và cái gì là quy định “độc chiêu” phản giáo dục.

Một khi họ không nhận ra, không thể tự điều chỉnh, chạm đến “lành răn đỏ”, thì lập tức sẽ vấp phải phản ứng từ nhiều phía, và cần thiết sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng.

Nếu không, hệ lụy sẽ khôn lường.

Những vụ việc phát sinh từ thực tiễn, cũng tác động trở lại, để điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật.

Cần lắm một "trọng tài” về vụ việc, để thổi lên hồi còi, hoặc phạt thẻ đỏ, hoặc công nhận bàn thắng.

Dư luận đang nóng lòng chờ đợi động thái của lãnh đạo Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội.

https://laodong.vn/dien-dan/vu-truong-luong-the-vinh-bi-to-ha-khac-co-quan-quan-ly-giao-duc-o-dau-567224.ldo

/ Quang Đại/Báo Lao động