Tuần qua, Hà Nội có thêm 11 ca mắc sởi, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 43 trường hợp, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Trong khi số ca mắc bệnh sốt xuất huyết giảm, số trường hợp mắc sởi lại tăng lên. Báo cáo của sở Y tế TP.Hà Nội cho thấy, từ ngày 23 đến 29/10, thành phố ghi nhận 789 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 73 trường hợp so với tuần trước đó. Hiện, Hà Nội đã khống chế được 5.042/5.243 ổ dịch (chiếm 96,2%).

Tuy nhiên, tuần qua trên địa bàn đã có thêm 11 ca mắc sởi, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 43 trường hợp, trong đó một trường hợp tử vong.

Hà Nội vừa có 1 ca tử vong do mắc sởi. Ảnh minh họa: Internet


PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) cho biết: Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng sởi hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đủ liều.

Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài. Bệnh sởi rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trong trường học. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh. Trẻ em không được tiêm vaccine sởi và những người không có miễn dịch với virus sởi đều có thể bị mắc sởi.

Chia sẻ với báo giới, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc sở Y tế Hà Nội cho hay đã yêu cầu trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã rà soát tất cả trẻ trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo quy định.

Phụ huynh cần biết phân biệt bệnh sởi với các bệnh phát ban dạng sởi khác. Ảnh minh họa: Internet.


Được biết, virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng, một người mắc sởi có thể lây nhiễm cho khoảng 20 người khác nên nguy cơ xảy ra dịch lớn là hoàn toàn có thế. Các ca mắc sởi đa số đều do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi theo quy định

Bệnh sởi còn có những biến chứng nguy hiểm, gây ra các bệnh: viêm não, viêm giác mạc, tiêu chảy, viêm phế quản, tai mũi họng… Khi mắc bệnh người bệnh có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày sau đó mới phát tán thành các biểu hiện bệnh.

Những dấu hiệu bệnh sởi dễ nhận biết nhất:

- Mắt đỏ dấu hiệu của viêm võng mạc, không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục, chảy nước mũi… Bên trong miệng, gần gò má sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.

- Đến giai đoạn phát ban khi bệnh đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cổ cánh tay, đùi….và lan dần xuống chân cho đến hết.

- Trong giai đoạn phát ban những vết ban lan rất nhanh kèm theo triệu chứng sốt cao. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

Ngoài ra, cần biết phân biệt bệnh sởi với các bệnh phát ban dạng sởi khác:

Rubella: Phát ban không theo trình tự, ít khi có viêm long.

Ban dị ứng: Kèm ngứa, tăng bạch cầu ái toan.

Sốt mò: xuất hiện vết loét hoại tử do côn trùng đốt.

Nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, kèm theo rối loạn tiêu hóa.

Phát ban mùa xuân trẻ em: Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn, thần kinh, ban mọc sau khi hết sốt.

Trẻ thành thị béo phì, cha mẹ vẫn nhồi ăn

Tỉ lệ béo phì trẻ em tại nội thành TP.HCM đã vượt 50%, Hà Nội vượt 41%, có trên 50% bậc cha mẹ không nghĩ ...

Làm gì khi bé bị rôm sảy?

Rôm sảy không phải là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng lại khiến bé khó chịu, ngứa ngáy.

http://www.nguoiduatin.vn/vua-khong-che-sot-xuat-huyet-ha-noi-lai-co-1-ca-tu-vong-do-soi-a344862.html

/ nguoiduatin.vn