Ông Kính cho biết, vì muốn đảm bảo sự an toàn cho người dân nên xã mới ra văn bản cấm giết mổ, kinh doanh thịt lợn.

Ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Dân Lý (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho báo Đất Việt biết thông tin vào tối ngày 24/5.

"Do xã Dân Lý nằm trong vùng dịch, vì nghĩ đến sức khỏe của người dân là chính nên chúng tôi mới đưa ra văn bản đó chứ không phải quay lưng lại với các sản phẩm được làm từ thịt lợn. Lúc đưa ra văn bản này, chúng tôi cũng mới chỉ nghĩ đến một khía cạnh là đảm bảo sự an toàn cho người dân mà thôi", ông Kính nói.

Theo ông Kính, không chỉ nghĩ đến sức khỏe của người dân trong địa phương mà xã còn sợ lây lan sang các địa phương khác nên mới đưa ra văn bản đó.

"Cái ý của chúng tôi là tích cực vì chỉ nghĩ đơn giản đợi qua đợt dịch này sẽ lại trở về như bình thường. Chúng tôi làm thế cũng là muốn các tiểu thương hay các hộ nuôi lợn phải đảm bảo vệ sinh từ khâu nuôi cho đến lúc giết mổ, con lợn được kiểm dịch kỹ hơn thôi", ông Kính giải thích thêm.

xa cam ban thit lon 120 quay hang phai dep vi dan

Các tiểu thương chợ Thiều, xã Dân Lý bức xúc vì bị xã cấm bán thịt heo gần 10 ngày nay - Ảnh: TTO

Cũng theo ông Kính, sau khi nhận được phản ánh của người dân, hiện nay xã đã điều chỉnh lại văn bản đã ra trước đó.

Trước đó, ngày 16/5, UBND xã Dân Lý ra thông báo số 90 về việc chống dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, địa phương này nghiêm cấm các hộ vận chuyển, kinh doanh lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn (trong địa bàn dân cư và chợ Thiều) ra vào địa bàn của xã.

Đối với các hộ giết mổ lợn và hộ kinh doanh sản phẩm từ thịt lợn phải ngừng hoạt động kinh doanh giết mổ, buôn bán tại chợ Thiều và bán lẻ tại các thôn kể từ ngày 16/5 cho đến khi hết dịch được công bố của UBND huyện.

Thông báo cũng nêu nếu hộ nào vi phạm, UBND xã sẽ lập biên bản thu hồi để tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, đến ngày 24/5, toàn bộ 120 quầy hàng buôn bán thịt heo của tiểu thương chợ Thiều đều phải nghỉ gần 10 ngày, vì không có nguồn hàng thịt lợn để bán, gây thiệt hại cho tiểu thương và người chăn nuôi.

Việc chính quyền ra thông báo trên đã khiến nhiều tiểu thương và người dân bức xúc.

Người dân xã Dân Lý và các tiểu thương cho rằng, việc chính quyền địa phương và các ngành chức năng tập trung phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn có dịch là đúng. Tuy nhiên, việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi không phải là cấm tuyệt đối việc tiêu dùng thịt lợn.

“Chúng tôi rất bức xúc trước việc UBND xã cấm tiệt việc giết, mổ và kinh doanh thịt lợn cũng như các sản phẩm từ thịt lợn. Tất cả tiểu thương ở đây chúng tôi kinh doanh, mua bán thịt lợn đều có chứng nhận kiểm dịch đàng hoàng.

Không thể chống dịch tả lợn châu Phi bằng cách cấm cực đoan như vậy và đi ngược lại với khuyến khích tiêu dùng thịt lợn an toàn, rõ nguồn gốc của nhà nước”, một tiểu thương ở chợ Thiều, xã Dân Lý phản ứng với thông báo trên của UBND xã Dân Lý.

Ông Đoàn Quang Chinh (quản lý chợ Thiều) cho biết, chợ có 120 sạp buôn bán thịt lợn, bình quân mỗi ngày tiêu thụ hơn 1,5 tấn.

"Nếu phát hiện lợn mắc bệnh chúng tôi lập tức ngăn chặn không cho tiểu thương đưa vào chợ, mà buộc phải tiêu hủy và xử lý nghiêm theo quy định. Còn đối với lợn sạch, cơ quan chức năng nên có cơ chế để cho người dân giết mổ, buôn bán bình thường”, ông Chinh đề nghị.

Được biết, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã này từ ngày 16/5. Tính đến ngày 24/5, dịch đã lây lan ra tất cả 8/8 thôn của xã, buộc phải tiêu hủy hơn 11,5 tấn lợn.

xa cam ban thit lon 120 quay hang phai dep vi dan Gã bán thịt lợn giết bốn người trong ba ngày

Bình đoạt mạng hai người đàn ông có mâu thuẫn khi tham gia giao thông rồi sát hại hai tình nhân cũ.

xa cam ban thit lon 120 quay hang phai dep vi dan Việt Nam dịch bệnh thảm khốc chưa từng có, đông đá thịt lợn để dân ăn dần

Dịch tả lợn châu Phi diễn biến ngày càng phức tạp, có thể nói là thảm khốc khi chỉ trong thời gian ngắn đã phải ...

/ http://baodatviet.vn