Điều các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cần là cơ chế, chứ không xin kinh phí. Có cơ chế thì sẽ tạo ra nguồn lực, động lực phát triển.

Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh trao đổi với báo chí bên hành lang QH về việc chuẩn bị để xây dựng 3 đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (đặc khu) Vân Đồn - Quảng Ninh, Phú Quốc - Kiên Giang, Bắc Vân Phong - Khánh Hoà.

Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Hoàng Anh

Có cơ chế sẽ tạo ra nguồn lực

Vậy theo ông, những nhà đầu tư vào các khu này trước sẽ được xử lý như thế nào để đảm bảo tính công bằng, hài hoà trong chính sách đầu tư?

UB Pháp luật là cơ quan thẩm tra chính, UB Thường vụ QH giao UB Kinh tế cùng tham gia. Đúng là vấn đề này cũng đã bàn và đang vướng mắc về việc xử lý giữa các nhà đầu tư trước. Việc này có thể gọi là hồi tố giữa chính sách ưu đãi mới sau khi luật được ban hành đối với những nhà đầu tư trước.

Những nhà đầu tư trước cần xử lý thế nào vì họ cũng thực hiện đầu tư, cơ chế này cần phải xử lý. Còn những nhà đầu tư sau đấy thì đương nhiên được hưởng.

Theo quan điểm cá nhân tôi, cũng phải lựa chọn những gì được ưu tiên thì mình cho chế độ ưu tiên. Còn những lĩnh vực, dự án không nằm trong đối tượng ưu tiên thì có lẽ không nên ưu tiên trong chính sách mới.

Như ở Vân Đồn, đầu tư nguồn vốn hơn 13 tỷ đô thì lấy đâu ra ngân sách để phân bổ cho Vân Đồn phát triển?

UB Pháp luật có tổ chức một đoàn khảo sát ở Vân Đồn, các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là đồng chí Phạm Minh Chính (Trưởng Ban Tổ chức TƯ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh - PV) là người rất say mê mô hình khu kinh tế hành chính đặc biệt. Ở địa phương khác chúng tôi chưa làm việc, chúng tôi chưa biết.

Còn ở Quảng Ninh tinh thần là xin cơ chế, chứ không xin kinh phí. Có cơ chế thì sẽ tạo ra nguồn lực, động lực phát triển khu hành chính đặc biệt Vân Đồn.

Quảng Ninh trong dự thảo 1 năm ưu tiên 1.500 tỷ từ nguồn của tỉnh cho phát triển khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Cho nên nhu cầu đầu tư rất lớn. Bên cạnh đó, những nguồn vốn của ngân sách cũng có thể đưa vào đó để tạo vốn mới để thu hút các nguồn lực.

Thời gian qua, theo thống kê một đồng vốn của ngân sách Quảng Ninh đưa vào thì thu hút gần 10 đồng vốn của các nhà đầu tư. Với tinh thần như thế, hy vọng đối tác công tư sẽ đầu tư vào đây.

Casino trong đặc khu

Tỉnh Quảng Ninh có đề xuất thay vì nộp thuế TƯ thì được giữ lại một phần để làm vốn đối ứng đầu tư vào Vân Đồn. Theo ông, phương án đó có khả thi không?

Chúng ta phải hình dung nếu không phát triển thì thu ở đấy chỉ có thế. Đầu tư vào đó phát triển lên, cái bánh to ra, tại sao lại không dành cho địa phương có quyết tâm muốn phát triển rất cao như vậy?

Nếu không cho thì không có cái bánh to ra, không có nguồn thu tăng thêm. Đó là vấn đề khó, tuy nhiên cần phải nghĩ đến vấn đề phát triển chung cho cả đất nước để có cơ chế chính sách, có thể chế linh hoạt mạnh mẽ, nhưng không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Nguồn vốn đầu tư cho Vân Đồn lên đến hơn 10 tỷ USD, vậy chúng ta cần có chính sách đặc thù thế nào để tạo sức hút các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào đây?

Những cơ chế trong dự thảo luật tôi thấy rất đột phá rồi. Còn so với thiên đường thuế thì trong dự thảo đó không bằng được. Nhưng mục tiêu chúng ta không phải trở thành thiên đường thuế.

Chúng ta phát triển DN nhưng cũng tạo nguồn thu, tạo động lực phát triển cho các khu hành chính đặc biêt.

Chúng tôi có nghe các nhà đầu tư muốn có thêm những chính sách ưu đãi hơn nữa. Cái đó là quyền của QH, các đại biểu QH sẽ nghiên cứu sự cần thiết như thế nào để đáp ứng, để có cú hích, có đột phá.

Một trong những đề xuất ở các đơn vị hành chính đặc biệt phải có các loại hình kinh doanh đặc biệt như casino để thu hút nhà đầu tư?

Những vấn đề casino đến giờ đã có nghị quyết rồi, vấn đề này hoàn toàn có thể áp dụng được, thậm chí còn cho cả người Việt Nam tham gia hoạt động casino.

Tất cả những chính sách đã được thiết kế lần này có đặc biệt hơn các quy định trước đây không? Từng là người con của đất Quảng Ninh, cá nhân ông kỳ vọng gì vào đặc khu Vân Đồn?

Tham gia thẩm tra với UB Pháp luật, chúng tôi muốn thậm chí về thuê đất phải mạnh hơn. Ví dụ cơ chế cho thuê trên 70 năm chúng tôi muốn có tiêu chí, dự án nào, lĩnh vực nào được 99 năm, được 70 năm phải ghi rõ vào trong luật để cho các nhà đầu tư biết lĩnh vực nào được đầu tư như thế nào. UB Kinh tế chúng tôi cũng muốn ghi rõ trong luật để định hướng trước các nhà đầu tư.

Là công dân đã từng sống và làm việc ở Quảng Ninh, tôi thấy khát vọng của cấp ủy, chính quyền, nhân dân Vân Đồn rất cao, đã chuẩn bị rất nhiều điều kiện cần thiết, đầu tư hạ tầng kết nối, đầu tư sân bay, huy động các nhà đầu tư chiến lược.

Tôi thấy Vân Đồn đủ điều kiện để trở thành khu hành chính - kinh tế đặc biệt phát triển.

Ông Nguyễn Văn Phúc: \'Đặc khu kinh tế phải khác biệt phần còn lại\'

Bình quân thu nhập tại 3 đặc khu kinh tế sau khi hình thành có thể lên tới 13.000 USD một năm, khoảng 25 triệu ...

Những cú hích thần kỳ cho tương lai kinh tế Việt Nam

Giữa tháng 9, quyết định cắt gần 700 điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương được đánh giá là “có tính lịch sử” nhằm ...

\'Xây dựng đặc khu kinh tế cho dài hạn, với mức độ tự do cao hơn\'

Về dài hạn, việc xây dựng các đặc khu kinh tế là cần thiết. Thậm chí trong tương lai, mức độ tự do của các ...

Đừng để đặc khu kinh tế thành \'miếng mồi\' của lợi ích nhóm

Ngày 20.9, Bộ KH-ĐT tổ chức hội thảo \'Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh ...

(http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/xay-dac-khu-xin-co-che-chu-khong-xin-tien-408674.html)

/ Theo Thu Hằng/VietNamnet.vn