Hằng quý, các bộ, cơ quan ngang bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về số lượng danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và số lượng điều kiện kinh doanh. Trong đó, cần nêu rõ sự tăng, giảm và nguyên nhân của việc tăng, giảm số lượng, danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh trong báo cáo.
Hằng quý, các bộ, cơ quan ngang bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về số lượng danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và số lượng điều kiện kinh doanh. Trong đó, cần nêu rõ sự tăng, giảm và nguyên nhân của việc tăng, giảm số lượng, danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh trong báo cáo.
Trên đây là nội dung trong Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 13.7 về tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
Như vậy từ nay, dù tăng một điều kiện kinh doanh hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng phải báo cáo Thủ tướng.
Siết chặt từng điều kiện kinh doanh quả là quá nhọc nhằn, đúng ra việc này không phải lên tới tay Thủ tướng, nhưng quả thật, đã đến lúc phải quyết liệt như vậy. Có lẽ, các bộ trưởng, lãnh đạo các ngành nên suy nghĩ về điều này.
Hạn chế cái thêm, còn chuyện bớt như thế nào vẫn là một bài toán khó. Ngày 31.10.2018 là thời hạn Chính phủ yêu cầu ban hành các nghị định cắt giảm 50% của hơn 5.700 điều kiện kinh doanh hiện có, nhưng chưa có gì lạc quan. Ngoài Bộ Công Thương, còn lại chỉ đang “trong quá trình thực hiện”, có nhiều lời hứa, lời cam kết, lời nào nghe cũng hay, nhưng cái dân mong muốn là hành động, không phải một lời hứa. Nghe nhiều quá rồi.
Về cắt giảm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, bàn đã lâu, nhưng chưa có kết quả như mong muốn. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khổ sở vì những thủ tục vô lối, nhưng kêu mãi cũng không xong, bao nhiêu cuộc đối thoại của các cấp lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp là bấy nhiêu lời đề xuất, kiến nghị, nhưng tháo gỡ không hết.
Muốn doanh nghiệp Việt Nam phát triển, hàng hóa trong nước có thêm sức cạnh tranh, nhưng còn những cản ngại đó thì doanh nghiệp Việt Nam còn khốn đốn.
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra 4 nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ của đất nước. Đó là chưa tuân thủ đúng tinh thần kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kỷ cương phép nước chưa nghiêm; tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm còn xảy ra trầm trọng, kéo dài, bệnh quan liêu, xa dân.
Quá nhiều việc phải làm để giải quyết 4 nguyên nhân trên, nhưng chỉ cần làm ngay hai việc, xóa bỏ toàn bộ điều kiện kinh doanh vô lối, dẹp tất cả thủ tục kiểm tra chuyên ngành không phù hợp thì dân đã nhờ, doanh nghiệp đã thở được.
Xin thưa, hai thứ này chính là môi trường cho tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân. Vì lợi ích riêng tư cho nên nói mãi mà các bộ vẫn chỉ hứa mà không chịu làm.
Lọt đề thi Văn, Toán lớp 10 ở Hà Nội: Đại biểu Quốc hội nói \'do lợi ích nhóm\' Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng do lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm nên vẫn có những đối tượng giáo ... |
\'1,29 triệu đồng/m2 đất Phước Kiển, có hay không lợi ích nhóm?\' Sau khi mua 32 ha đất của Tân Thuận với giá 1,29 triệu đồng/m2, Quốc Cường đàm phán bồi thường cho dân còn ở trên ... |
Xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định: “Nuốt trọn” cả nghìn tỉ đồng tiền thuế Mỗi ngày, hàng nghìn chiếc xe hợp đồng “trá hình” chạy tuyến cố định vẫn ngang nhiên “oanh tạc” khắp các tuyến đường trên địa ... |