(Bình luận quân sự) - Rút khỏi INF sẽ cho phép Mỹ phát triển loại tên lửa tương tự của Nga nhưng cũng đồng thời trao chiến thắng vào tay Moscow.
Trao chiến thắng vào tay Nga?
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/10 tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga. Động thái này không quá bất ngờ bởi đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo khả năng này từ tháng 12 năm ngoái. Vấn đề là tại sao quyết định lại được đưa ra vào lúc này?
Phát biểu trước khi lên chiếc Không lực Một sau khi tham dự một cuộc mít tinh ở bang Nevada, ông Trump nói: “Nga đã vi phạm hiệp ước này. Họ đã vi phạm nó trong nhiều năm qua”.
Ông Trump cũng trách móc người tiền nhiệm Barack Obama không thương lượng hoặc không rút khỏi thỏa thuận này từ sớm, để cho Moscow vi phạm và phát triển thứ vũ khí mà Mỹ coi là vi phạm thỏa thuận.
Tổng thống Mỹ D. Trump phát biểu trước khi lên chiếc Không lực Một tại Nevada hôm 20/10
Theo thỏa thuận được ký tháng 12/1987 bởi cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó Mikhail Gorbachev, cả hai nước phải hạn chế và giảm bớt tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn trong khoảng 500-5.500km.
Thời gian qua, ông Trump nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước và cũng chỉ ra rằng giới chức thời chính quyền Obama cũng đã cáo buộc điều tương tự. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại ở đó cho đến khi gần đây NATO chính thức xác nhận hoạt động của Moscow có khả năng đã vi phạm hiệp ước.
“Giờ thì hiệp ước có nguy cơ bị phá vỡ vì những hành động của Nga”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định tại một cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng của khối liên minh quân sự hồi đầu tháng 10/2018. Ông Stoltenberg cũng viện dẫn việc Nga gần đây thừa nhận sự tồn tại của một hệ thống tên lửa mới, 9M729, song Moscow không hề đưa ra bất kỳ giải trình nào về tên lửa này.
Theo nhiều nhà phân tích, việc rút khỏi hiệp ước này sẽ cho phép Mỹ phát triển loại tên lửa tương tự Nga đã xây dựng, đồng thời có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Tuy nhiên, hãng tin CNN dẫn lời chuyên gia phân tích Kirby cho rằng: “Nếu Mỹ rút khỏi INF thì chẳng khác nào tự gây khó cho mình”, đồng thời bày tỏ quan ngại về so sánh năng lực hạt nhân giữa Mỹ và Nga ở thời điểm hiện tại.
Mỹ và NATO cáo buộc Nga vi phạm INF vì phát triển một loại tên lửa có tên 9M729
Chuyên gia Kirby cho rằng phía Nga sẽ hài lòng với quyết định của Tổng thống Trump vì quyết định này trao chiến thắng vào tay Tổng thống Putin và để Nga tăng tốc phát triển năng lực hạt nhân, chỉ khác là bây giờ sẽ thực hiện công khai hơn.
Trong khi đó, cựu quan chức ngoại giao Mỹ Steven Pifer, hiện là chuyên gia về kiểm soát vũ khí tại Viện Brookings bình luận, việc Mỹ rút lui khỏi INF trao cho Nga cái cớ để có thể chỉ trích Mỹ đã “khai tử” hiệp ước này. Ông nói: “Giới chức Nga có thể đang mở tiệc ăn mừng thông tin này. Mỹ sẽ hứng chỉ trích là đã \'kết liễu\' hiệp ước này”.
Mỹ muốn tự cởi trói
Có một khía cạnh hiện cũng đang được đề cập là yếu tố Trung Quốc trong quyết định rút khỏi INF của Tổng thống Trump. Giới phân tích cho rằng Mỹ đang gặp bất lợi vì bị INF ràng buộc, trong khi Trung Quốc thì không.
INF là hiệp ước song phương giữa Washington và Moscow. Trung Quốc không tham gia ký kết cho nên có thể phát triển các tên lửa tầm trung mà không bị giới hạn nào.
BTS chiến thắng hai giải thưởng lớn tại BBC Radio 1’s Teen Awards BTS tiếp tục chuỗi thành tích ấn tượng của nhóm với 2 chiến thắng lớn đạt được ở BBC Radio 1’s Teen Awards diễn ra ... |
Nhìn lại 3 chiến thắng vang dội của danh tướng Napoleon Napoleon Bonaparte đã chứng minh tài năng quân sự xuất sắc của mình qua những chiến thắng ở Austerlitz, Jena-Auerstedt và Friedland. |
Hà Nội: Đề xuất xây 2 tượng đài Độc Lập và chiến thắng B52 TP Hà Nội nhận được 2 đề xuất xây dựng “Tượng đài Độc Lập” và “Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”. |