Thêm một lần nữa, Hà Nội có kiến nghị yêu cầu “xóa sổ” Trạm thu giá Bắc Thăng Long- Nội Bài. Và có lẽ, đã đến lúc người dân phải được trả lại công bằng sau bao năm ấm ức: Không đi, dù chỉ 1m đường vẫn phải trả phí.

xoa so bot vo ly can cau tra loi cong bang cho dan

Thêm một lần nữa, Hà Nội có kiến nghị yêu cầu “xóa sổ” Trạm thu giá Bắc Thăng Long- Nội Bài. Và có lẽ, đã đến lúc người dân phải được trả lại công bằng sau bao năm ấm ức: Không đi, dù chỉ 1m đường vẫn phải trả phí.

Trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài nằm trên đường Võ Văn Kiệt, một trong những cửa ngõ quan trọng nối Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài và trạm này nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội do Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 quản lý. Sở dĩ phải viết rõ địa điểm Sóc Sơn, TP Hà Nội là bởi đây là BOT thu hoàn vốn cho đoạn tránh... TP Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc với giá trị quyết toán 505 tỉ đồng chưa kể lãi vay.

Có nghĩa là 8 năm qua, suốt từ ngày mở trạm 28.12.2010 đến nay, người dân, phương tiện dù không đi một mét đường tránh nào, thậm chí chưa cả vào QL2 vẫn phải trả phí- giờ gọi là giá- cho tuyến tránh này. Và đây là sự vô lý không thể chấp nhận được.

Không phải bây giờ mà từ 2013, Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT xóa bỏ cái trạm vô lý này. Và đến hôm nay, lại một lần nữa đề nghị ấy được tiếp tục được khẳng định khi BOT Bắc Thăng Long- Nội Bài thu giá là “không đúng”, khiến cử tri nhân dân bức xúc và đã nhiều lần có ý kiến. Hà Nội cũng cho rằng mức giá sử dụng đường bộ tại các dự án BOT cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ. Nhớ năm ngoái, trước áp lực BOT khắp nơi, Vietracimex 8 trình ra 2 phương án tăng phí lên 2,5 đến 3 lần nhằm cấp tốc thu hồi vốn, theo dự kiến là 16 năm 10 tháng. Một đề nghị phải nói không khác gì bắt chẹt dân.

BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài là một trong 17 trạm được xác định là “đặt sai vị trí” vừa tạo ra tranh luận nóng tại QH.

Còn nhớ trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của QH, ĐBQH Hoàng Quang Hàm nói về nỗi bức xúc “dân không đi vẫn phải trả tiền” và ông cho rằng giải pháp "đây là vấn đề của lịch sử" hay chuyện thuyết phục dân, mong dân thông cảm và cố gắng giảm giá là hoàn toàn “không thỏa đáng”. Bởi việc giảm giá, nói như ĐBQH Mai Sỹ Diến, có vẻ gì đó rất "ban phát", trong khi "không thể nói vì do áp lực của người dân mà giảm giá, mà phải trên cơ sở nguyên tắc cung-cầu”.

Có lẽ, việc Hà Nội đề nghị xóa sổ BOT Bắc Thăng Long- Nội Bài hôm nay nên được coi là cơ hội để Bộ GTVT ngồi lại với chủ đầu tư- ngân hàng, một cơ cấu 3 bên, những tác giả của việc đặt sai vị trí, để có một câu trả lời thỏa đáng và công bằng cho dân.

Chứ những sự vô lý như vậy làm sao có thể mãi kéo dài.

xoa so bot vo ly can cau tra loi cong bang cho dan Tổng cục đường bộ đề xuất trả lại tên \'trạm thu phí\' BOT

Tổng cục Đường bộ đề xuất Bộ GTVT đổi tên gọi "trạm thu giá" thành "trạm thu phí" BOT.

xoa so bot vo ly can cau tra loi cong bang cho dan Trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài: Nhiều lần xin di dời bất thành

Bộ GTVT từng 2 lần kiến nghị Thủ tướng di dời trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài nhưng trạm vẫn giữ nguyên.

/ https://laodong.vn