Đây là câu hỏi được nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đặt ra đối với một số sự việc nổi cộm ở Bộ Công thương thời gian qua.
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Tổng cục Quản lý thị trường về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ quản lý thị trường liên quan vụ kiểm tra hệ thống siêu thị Con Cưng. Theo đó, hình thức kỷ luật đối với ông Trần Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường là phê bình và rút kinh nghiệm trọng sâu sắc.
Theo bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Công thương đã quá chậm trễ khi gần một năm sau khi có kết luận thanh tra, Bộ mới có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ mắc sai phạm.
Tại các cuộc họp báo Chính phủ lần trước, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải sự chậm trễ trong công bố kết quả xử lý là do "liên quan tới con người nên phải báo cáo các cấp có thẩm quyền, làm cẩn trọng từng bước, không thể vội vàng".
Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Thu Ba, sự chậm trễ này lâu nay vẫn xảy ra, không phải riêng vụ Con Cưng. Đơn cử như vụ việc dùng xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng qua mấy tháng và mấy lần họp báo, Bộ Công thương vẫn đang trong quá trình xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân và chưa chốt được ngày công bố kết quả chính thức xử lý sai phạm những tổ chức, cá nhân nào.
Mãi đến cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công thương vào đầu tháng 4/2019, Bộ mới thông tin cụ thể về danh tính 3 cán bộ bị xử lý cũng như mức kỷ luật của các cán bộ này (khiển trách và kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc).
"Những vụ việc như vậy, nếu không có sức ép của dư luận, báo chí không lên tiếng thì cơ quan quản lý vẫn còn né tránh, nhùng nhằng với lý do phải báo cáo, xin ý kiến... vì lý do liên quan đến con người. Nhưng có sự việc nào mà không liên quan đến con người, đó chỉ là một kiểu chống chế mà thôi. Nếu quyết làm nghiêm thì sau khi xảy ra sự việc, người ta sẽ thanh kiểm tra nhanh và kết luận, xử lý", nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
Cũng theo bà Lê Thị Thu Ba, thời gian quan, Bộ Công thương đã gây ấn tượng khi đi đầu các bộ, ngành trong việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh. Vì thế, bà rất mong rằng Bộ Công thương sẽ tiếp tục phát huy tinh thần ấy khi xử lý các vụ việc nổi cộm ở Bộ.
"Người dân chỉ đòi hỏi công bằng, ai làm đúng thì khen, ai làm sai thì phải xử lý để nâng cao trách nhiệm công vụ, cải thiện trách nhiệm quản lý xã hội. Người dân đóng thuế, cán bộ hưởng lương để làm việc, nếu có sai phạm mà cán bộ không chịu trách nhiệm thì điều đó rấ không công bằng.
Chưa kể, khi một vụ việc sai phạm xảy ra mà cán bộ không chịu trách nhiệm, cơ quan quản lý nhà nước lơ là trong xử lý thì nó sẽ trở thành tiền lệ xấu, khi xử lý cán bộ tự dưng phát sinh sự so bì", bà Lê Thị Thu Ba lưu ý.
Nhấn mạnh sự chậm trễ xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức không chỉ diễn ra ở Bộ Công thương mà nhiều bộ ngành, địa phương cũng xảy ra tình trạng tương tự, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chỉ ra một thực tế buồn, đó là: trường hợp nào các cơ quan, đơn vị muốn xử lý thì làm nhanh, còn trường hợp nào cố ý bao che thì rề rà, đổ lỗi cho cho người này, người kia, quy trình nọ quy trình kia.
"Nếu làm tích cực thì trong vòng 1 tuầng cũng xong. Không thể đổ thừa cho quy trình bởi không có quy trình nào kỳ cục như vậy, thậm chí nếu quy trình có kỳ cục đi chăng nữa thì bộ, ngành phải kiến nghị sửa chữa chứ không nên đổ lỗi. Điều quan trọng nhất là tự bản thân các bộ, ngành phải chấn chỉnh", bà Lê Thị Thu Ba nói.
Vụ việc liên quan đến Công ty CP Con Cưng diễn ra cách đây gần 1 năm.
Theo đó, vào tháng 7/2018, một loạt cửa hàng của Con Cưng bị lực lượng quản lý thị trường ở nhiều địa phương kiểm tra theo phản ánh, khiếu nại của khách hàng về nhãn mác, xuất xứ sản phẩm.
Tuy nhiên, theo kết luận kiểm tra về chấp hành pháp luật sản xuất, kinh doanh của Con Cưng được Bộ Công thương công bố giữa tháng 8/2018, doanh nghiệp này không vi phạm bán hàng giả mạo xuất xứ như nghi vấn trước đó, mà chỉ mắc lỗi trong khuyến mãi, thương mại điện tử...
Bộ Công thương cũng tiến hành rà soát quy trình kiểm tra của quản lý thị trường tại Con Cưng và trong kết luận hồi tháng 10/2018, cơ quan này xác định 2 cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường là ông Nguyễn Trọng Tín và ông Trần Hùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định về phát ngôn.
"Việc làm của hai lãnh đạo lực lượng quản lý thị trường gây những hiệu ứng không tốt, hiểu sai, hiểu chưa đúng bản chất sự việc trong dư luận cũng như gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", kết luận của Bộ Công thương nêu.
Bộ Công Thương 'phê bình' sếp quản lý thị trường vi phạm vụ Con Cưng Gần một năm sau khi có kết luận thanh tra, Bộ Công Thương mới đưa ra hình thức xử lý kỷ luật với cán bộ ... |
Con buôn và con cưng Một số chỉ tay vào mặt tôi, hét lên: “Ê, thằng con nhà giàu!”, và chúng tránh xa “thằng nhà giàu”. Ngay hôm sau, chiếc ... |