Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản dường như muốn việc xử lý trách nhiệm cơ quan cấp dưới, cán bộ của mình nhẹ nhàng nhất có thể muốn đổ trách nhiệm chính trong vụ 18 tàu cá bị hư hỏng sang các cơ sở đóng tàu thay vì cơ quan đăng kiểm thuộc Tổng cục này quản lý.
Ảnh minh họa. |
Thỏa thuận với ngư dân
Theo Tổng cục Thủy sản (TCTS), Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 8/2017, trong 301 tàu vỏ thép đã được đóng thì chỉ có 18 vỏ thép của tỉnh Bình Định là bị hỏng. Trong đó, 13 tàu hỏng được đóng tại Cty TNHH MTV Nam Triệu và có 5 tàu hỏng được đóng tại Cty TNHH Đại Nguyên Dương.
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng TCTS xác nhận: Hiện nay phía Cty TNHH MTV Nam Triệu đã thỏa thuận được với ngư dân trong vấn đề khắc phục, sửa chữa. Theo đó, có 6 tàu đã được cơ sở này kéo lên để thay máy mới. Dự kiến đến 15/9, 6 tàu này sẽ hạ thủy để người dân đi khai thác trở lại. Số tàu còn lại đang chờ chỗ để sửa chữa và dự kiến đến cuối tháng 9 cũng sẽ hoàn thành để vươn khơi.
Theo ông Oai, còn 5 tàu đóng ở Cty TNHH Đại Nguyên Dương không phải hỏng máy mà chủ yếu là bị gỉ sét phần vỏ tàu và phần thượng tầng. Và các tàu này đã thỏa thuận được với ngư dân đưa lên cạo hà làm sạch bề mặt để chuẩn bị cho quá trình sửa chữa. “Nguyên nhân gỉ sét đang được xem xét. Tuy nhiên, trong quá trình lấy mẫu thép dưới mặt nước đi thử các chỉ số về cơ giới tính và thành phần hóa học. Kết quả cho thấy chỉ số mangan thấp hơn so với tiêu chuẩn”- ông Oai tiết lộ.
Tuy nhiên, lãnh đạo TCTS cũng cho hay, tại buổi làm việc với các chuyên gia về vật liệu mới đây, để đảm bảo quá trình sửa chữa tốt, sau khi các chuyên gia có ý kiến, TCTS đề nghị UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu các kết quả thử nghiệm về mẫu thép của chuyên gia và phối hợp với các chủ tàu, cơ sở đóng tàu nghiên cứu xem xét để sửa chữa 5 tàu gỉ sét này. “Tỉnh Bình Định sẽ có cuộc họp với chủ các tàu để bàn bạc phương án. Chúng tôi hy vọng giữa nhà máy đóng tàu và ngư dân sẽ thống nhất được với nhau để sửa chữa”- ông Oai nói.
Muốn xử lý “nhẹ nhàng”?
Trước đó, báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vụ 18 tàu cá hư hỏng, Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ nghiêm túc xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan thuộc Trung tâm Đăng kiểm tàu cá, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Thậm chí, ngay khi phát hiện sự viêc, Bộ này đã tạm đình chỉ công tác các đăng kiểm viên có liên quan, kiểm điểm trách nhiệm và yêu cầu TCTS chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm tàu cá có báo cáo giải trình việc giám sát đóng mới tàu cá của tỉnh Bình Định.
Được biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, TCTS đã thành lập đoàn kiểm tra rà soát lại toàn bộ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy trình thủ tục đăng kiểm tại Trung tâm Đăng kiểm nhưng đến nay TCTS vẫn chưa có báo cáo trình lãnh đạo Bộ NN&PTNT.
Và dường như TCTS lại đang muốn việc xử lý trách nhiệm cơ quan cấp dưới, cán bộ của mình nhẹ nhàng nhất có thể? Bởi trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng TCTS đã có ý này khi nói rằng trách nhiệm chính của việc đóng tàu là do Nhà máy đóng tàu chứ không phải trách nhiệm chính là của cơ quan đăng kiểm.
“Bây giờ chúng ta đi đăng kiểm 1 cái ô tô. Nếu trường hợp lốp ô tô đó bị rách và chủ ô tô đó mượn lốp xe khác thay vào để đăng kiểm, nhưng sau khi đăng kiểm xong, chủ xe về thay lại lốp cũ để sử dụng. Và khi sử dụng xe bị vỡ lốp thì cơ quan đăng kiểm phải chịu trách nhiệm à?”- ông Oai chống chế trách nhiệm của cơ quan mình phụ trách.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định: Cơ quan đăng kiểm tàu cá đối với 18 cái tàu cá có vấn đề, những người trực tiếp làm việc đó có trách nhiệm, không thể nói không có trách nhiệm được.
“Còn trách nhiệm đến đâu, xử lý như thế nào thì đồng chí Thứ trưởng phụ trách đang cùng với TCTS tiến hành kiểm điểm với tinh thần là làm nghiêm. Để xử lý được phải xem xét vấn đề một cách toàn diện, kể cả nghe ý kiến của các bộ, ngành khác, ý kiến của các DN, các địa phương để xem mức độ nó đến thế nào để có hình thức phù hợp”- Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.
Chưa có thông tin gì từ phía Bộ Công an Trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước đó, Bộ NN&PTNT, đề nghị Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo Cty TNHH MTV Nam Triệu trực thuộc Bộ Công an nghiêm túc khắc phục, sửa chữa các tàu cá bị hư hỏng. Không cho Cty TNHH MTV Nam Triệu nhận mới các hợp đồng đóng mới tàu cá cho đến khi có kết luận cuối cùng của cơ quan thẩm quyền. Bộ này kiến nghị Thủ tướng xem xét đề xuất của UBND tỉnh Bình Định về việc điều tra, xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cơ sở đóng tàu có hành vi gian lận trong thực hiện hợp đồng mới tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, trả lời báo chí về việc này mới đây, đại diện Bộ NN&PTNT cho hay: Vụ 18 tàu gỉ sét đã được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an kiểm tra, xác minh nhưng đến thời điểm hiện nay Bộ NN&PTNT chưa có thông tin gì về vụ này từ phía Bộ Công an. |
(http://baophapluat.vn/kinh-doanh-phap-luat/xu-ly-vu-18-tau-ca-gi-set-lieu-co-dau-voi-duoi-chuot-353838.html)
Ngư dân buộc phải chấp nhận sơn sửa lại tàu vỏ thép \'dỏm\' Ngày 8.9, Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định làm việc với Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) và các chủ tàu cá vỏ thép ... |
Chỉ tên tàu cá Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam Ngày 23/8, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam đã có văn bản phản đối hành động tấn công, cướp phá tàu cá Việt Nam của ... |
Công ty đóng tàu vỏ thép đòi kiện Bộ NN-PTNT và chủ tàu Ngày 23.8, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết vẫn chưa có phương án sửa chữa đối với 4 tàu cá ... |