NXB Giáo dục kêu lỗ 30-40 tỉ mỗi năm từ SGK nhưng con số chiết khấu rất khủng khiếp: 250 tỉ, tương đương 25%. Trong khi đó, Petrolimex đang xin “chậm thoái vốn” dù vẫn không ngừng kêu ngoài nhiệm vụ kinh doanh, còn phải làm nhiệm vụ chính trị, còn phải bình ổn giá.

Điểm chung: Cả hai đều dính đến chữ \'độc quyền". NXB Giáo dục độc quyền tuyệt đối SKG. Còn Petrolimex, với 48% thị phần bán lẻ xăng dầu, đang “độc quyền vị thế thống lĩnh”.

Rất không lạ là dù kêu lỗ, dù nại khó, nhưng cả NXB Giáo dục lẫn Petrolimex dường như không có ý định chia sẻ khoản lỗ, chia sẻ “nhiệm vụ chính trị” với bất cứ DN nào khác.

Chuyện lỗ từ độc quyền in ấn phát hành SGK, trong khi tỷ lệ chiết khấu lên tới 25%, tương đương 250 tỉ đồng do chính Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Phan Thanh Bình đặt câu hỏi “tại sao lại có chuyện này”. Và ông khẳng định, NXB Giáo dục lỗ khi phát hành SGK nhưng lãi ở sách tham khảo.

yeu to mo
Phụ huynh, học sinh cần được quyết định việc chọn SGK. Ảnh: Huyên Nguyễn

Còn Petrolimex, Chủ tịch Phạm Văn Thanh nại ra một đống khó khăn, nào là “mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng”, nào là “sự tham gia của DN có 100% vốn nước ngoài”, rồi cả chuyện nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hoạt động từ cuối quý II/2018 ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và kế hoạch nộp ngân sách của tập đoàn...

Cả đống khó khăn, nhưng rút cục, Petrolimex lại đề xuất Chính phủ giãn thời hạn thoái vốn đến năm 2019-2020 thay vì 2018 như kế hoạch.

Cách tính giá xăng dầu ở ta có yếu tố mờ. Cách thức kinh doanh xăng dầu đang đụng phải mâu thuẫn lớn: Muốn cạnh tranh sòng phẳng nhưng lại muốn có sự ổn định về giá, và ổn định bằng biện pháp hành chính. Như lời Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Quốc Khánh, rằng cơ chế dẫn đến thực tế giờ phút này vẫn chưa đưa ra được một mô hình quản lý thị trường xăng dầu.

Nhưng suy cho cùng, muốn giải thích câu chuyện in ấn, phát hành SGK “lỗ 30-40 tỉ” nhưng vẫn ôm giữ khư khư, vẫn chiết khấu đến 250 tỉ thì chỉ có cách thức duy nhất là phá bỏ độc quyền, là chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế, của các DN khác. Và sự cạnh tranh, bằng giá, sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Hay đối với xăng dầu cũng vậy, Luật Cạnh tranh quy định: "Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên”. Muốn khắc phục những nhùng nhằng, xóa bỏ những yếu tố mờ, hãy để xăng dầu là một mặt hàng tự do, bình đẳng trong cách thức tự vận hành của thị trường như các loại hàng hóa khác. Và thoái vốn, cổ phần hóa chính là chìa khóa.

Cũng may là trong buổi làm việc với Petrolimex, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục “chốt” rằng: Đề nghị Petrolimex thực hiện thoái vốn, cổ phần hoá theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, cân nhắc phân bổ nguồn lực tránh dàn trải.

Việc bây giờ là cứ thế mà làm thôi.

yeu to mo Loạt nhà xuất bản được mở cửa làm sách giáo khoa kêu thiếu vốn

Thiếu đội ngũ thực hiện, thiếu vốn và các vấn đề trong phát hành… khiến một số đơn vị dù được phép làm SGK vẫn ...

yeu to mo Bộ Giáo dục không cấm học sinh viết vào sách giáo khoa

Yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách nhằm hướng tới phương pháp dạy học tích cực.

yeu to mo Tại sao sách giáo khoa không phải là miếng bánh béo bở?

Tình trạng NXB Giáo dục một mình một sân làm SGK đã chấm dứt, nhiều NXB được tham gia vào thị trường này, nhưng để ...

/ Lao động