Thời gian qua, tình trạng xây dựng sai phép ở Hà Nội diễn ra ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chính là do việc xử lý chưa thực sự nghiêm khắc, chính quyền các địa phương còn thiếu trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng khiến các chủ đầu tư vẫn ngang nhiên vi phạm…

Xây dựng sai phép phá vỡ quy hoạch đô thị

Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định, hành vi xây dựng sai phép được hiểu là xây dựng sai một trong các nội dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp.

Việc xây dựng sai phép gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sụt lún, nứt tường các công trình lân cận, phá vỡ quy hoạch đô thị…Tuy nhiên hiện nay, hiện tượng này vẫn diễn ra, đặc biệt là tại các tòa nhà chung cư. Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là, ai là người chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng này, biện pháp xử lý đối với hành vi xây dựng sai phép được quy định ra sao?

yeu va vuong che tai doi voi vi pham xay dung sai phep

Một công trình xây dựng vi phạm vừa bị cưỡng chế phá dỡ

Làm rõ nội dung trên, Luật sư Nguyễn Đào Tơ – Trưởng VPLS Hoàng Huy cho rằng, trước hết phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi có các công trình xây dựng sai phạm. Bởi theo quy định, UBND các quận, phường có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra xây dựng rà soát các công trình xây dựng sai phép, xử lý và ngăn chặn các chủ đầu tư có hành vi manh nha vi phạm quy định xây dựng sai phép.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng chỉ đạo, phối hợp với UBND các cấp tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động xây dựng trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, không để xảy ra vi phạm mới trên địa bàn; nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi để xảy ra vi phạm.

Về chế tài xử lý các vi phạm, theo Luật sư Nguyễn Đào Tơ, biện pháp xử lý hiện có chưa đủ mạnh, chưa có tác dụng răn đe. Theo Nghị định 139/2017/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư vi phạm sẽ bị phạt tối đa 1 tỷ đồng. Tuy vậy, mức phạt này còn thấp so với khoản lợi nhuận khổng lồ mà các nhà đầu tư thu được từ việc thực hiện các hành vi xây dựng sai phép.

Còn theo Thông tư số 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về áp dụng biện pháp khắc phục, chủ đầu tư phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt cho đến khi phần còn lại của công trình đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm về trật tự xây dựng.

Song, trên thực tế hình thức xử phạt này khó thực hiện do các chủ đầu tư thường cố tình chây ì, trì hoãn trong khi điều kiện vật chất của các cơ quan Nhà nước để thực hiện biện pháp cưỡng còn nhiều khó khăn, chưa kể đến việc tháo dỡ sẽ gây ảnh hưởng đến các hộ dân trong công trình hoặc gây thiệt hại cho các hộ mua phải căn hộ xây dựng sai phép.

Phạt tù tới 20 năm đối với cá nhân vi phạm

Cũng theo Luật sư Nguyễn Đào Tơ, trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 298 BLHS 2015 sửa đổi.

Theo đó, người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 hoặc Điều 281 của Bộ luật này thuộc một trong các trường hợp: Làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31-60%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100- dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50-500 triêu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

yeu va vuong che tai doi voi vi pham xay dung sai phep

Luật sư Nguyễn Đào Tơ – Trưởng VPLS Hoàng Huy

Phạm tội làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù từ 8-20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

“Tuy vậy, điều luật này chỉ áp dụng đối với chủ thể là cá nhân có hành vi phạm tội. Trường hợp tổ chức vi phạm thì không thể khởi tố vụ án theo tội danh này. Hơn nữa, ngay cả khi áp dụng Điều 298 đối với chủ thể là cá nhân thì cơ quan tố tụng cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có văn bản nào hướng dẫn đánh giá mức độ thiệt hại khi có hành vi vi phạm về việc xây dựng sai phép” - Luật sư Nguyễn Đào Tơ nhận định.

yeu va vuong che tai doi voi vi pham xay dung sai phep Gỡ thế bí cho nhà xây sai phép

Hàng ngàn căn nhà ở TP HCM sẽ không phải đóng phạt vì việc thu lợi bất chính cho phần xây dựng sai phép, không ...

yeu va vuong che tai doi voi vi pham xay dung sai phep Đà Nẵng: Đập bỏ, xử lý những khách sạn to sai thiết kế, dù chủ mạnh, có thế lực đến đâu đi nữa...

“Những khách sạn to đùng bên biển, có những ông rất giàu có rất mạnh, có thế lực. Nhưng nếu không làm đúng thì phải ...

yeu va vuong che tai doi voi vi pham xay dung sai phep Dừng dỡ biệt thự sai phép nhà ông Hóa: Giải thích nóng

Theo lãnh đạo phường Trung Văn, việc dừng tháo dỡ biệt thự sai phép của gia đình ông Hóa là do chưa xác định được ...

/ http://anninhthudo.vn