Bất cứ trường Đại học nào muốn xây dựng thương hiệu cũng phải có đầu tư, đặc biệt về yếu tố con người, đào tạo nâng cao chuyên môn.

Cơn sốt đào tạo tiến sĩ quản lý...

Liên quan đến dự thảo chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ, ngày 13/11, chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Lê Văn Trưởng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Việc đào tạo tiến sĩ cho các trường Đại học cần theo đúng chủ trương, nhưng hiện nay do các quy định bổ nhiệm bắt buộc trong Luật giáo dục như muốn làm Trưởng bộ môn hay Trưởng khoa bắt buộc phải có trình độ Tiến sĩ, nên ai cũng cố gắng học Tiến sĩ.

Tôi cũng được đào tạo Tiến sĩ từ năm 1995, sau đó qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu thì lên học hàm PGS, tôi thấy thế hệ chúng tôi được học thật, làm thật, nghiên cứu thật.

Và tôi tin nếu được đào tạo làm giảng viên thì không có chuyện Tiến sĩ giấy, vì lên bục giảng nếu không giảng được, các trường Đại học cũng tẩy chay do thiếu nghiệp vụ. Còn các Tiến sĩ học bên ngoài thì tôi cũng không quá quan tâm, vì vốn dĩ họ học không phải vì mục đích nghiên cứu.

Và quan trọng là sau khi học Tiến sĩ, có tiếp tục nghiên cứu hay không, nếu không kiến thức sẽ dần mai một đi, không đóng góp gì cho khoa học là chuyện đương nhiên".

Bên cạnh đó, theo ông Trưởng, bản thân ông chỉ khuyến cáo, hiện nay đang bội thực Tiến sĩ về giáo dục, về quản lý, nên nếu đào tạo thêm thì nan giải. Đào tạo Tiến sĩ quản lý đang tạo thành cơn sốt mà không lường được sự gia tăng đột biến về số lượng.

12000 ty dao tao 9000 tien si chi de lam thuong hieu

Chi hơn chục nghìn tỷ đồng đào tạo tiến sĩ

Còn Tiến sĩ Toán học, Tiến sĩ khoa học cơ bản, đóng góp trực tiếp cho nền khoa học nước nhà cần khuyến khích.

Vị Phó Hiệu trưởng cũng chỉ ra thực trạng, hiện nay, sau khi đào tạo Tiến sĩ ở nước ngoài về, nghiên cứu sinh nào kết quả cũng tốt, nhưng khoa học Việt Nam vẫn chưa cải thiện, đơn cử là trường nước ngoài cũng chia ra thành nhiều dạng. Nếu như Việt Nam có sự phân tầng các trường Đại học thì ở nước ngoài cũng vậy.

Trong khi có những trường đào tạo nghiêm túc, chất lượng nhưng cũng có những trường không được Việt Nam công nhận, như vừa qua hàng loạt lãnh đạo theo học mà không được công nhận. Nói ngay như cùng học nước ngoài về thử từ ĐH Havard (Mỹ) về làm việc chất lượng sẽ khác ngay các trường ĐH khác trên đất Mỹ.

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Dương Công Hiệp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh cho rằng, trong giáo dục trình độ càng cao thì rõ ràng chuyên môn càng tốt, nên đào tạo Tiến sĩ là cần thiết.

Có nhiều người bằng cấp rất tốt, nhưng không chuyển bằng cấp đó thành cái thiết yếu, cần thiết cho người học, vì thiếu tâm huyết, trách nhiệm, thiếu phương pháp, nhưng có những người bằng cấp thấp hơn nhưng lại làm tốt thì được học trò, sinh viên mến mộ hơn.

Cho nên, đào tạo trình độ cao là cần thiết nhưng làm sao nâng cao được trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp giảng viên, thiết nghĩ yếu tố này quan trọng hơn.

"Thực ra đào tạo nước ngoài cũng có nhiều vấn đề, trước đây còn hay nghe nói ở nước ngoài khi đào tạo họ rất thông cảm với người Việt Nam, có lẽ bây giờ cũng còn chứ không phải không.

Rõ ràng điều kiện nghiên cứu sinh làm việc tại nước ngoài, đặc biệt phần khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ, có điều kiện làm việc tốt hơn trong nước nhiều, về máy móc, thiết bị đầu tư, các điều kiện báo chí.

Còn trong nước các điều kiện đó hạn chế rất nhiều, nên hàm lượng khoa học chúng ta đạt được, để công bố trên tạp chí có uy tín công nhận đều khó khăn hơn.

Việc Tiến sĩ Việt Nam chưa có nhiều công bố quốc tế, cũng vì điều kiện nghiên cứu chưa tốt bằng nước ngoài nên hàm lượng khoa học thấp, mà thấp hơn thì rõ ràng công bố tạp chí có tính quốc tế, chỉ số cao thường khó đạt tới, đó là lý do vì sao cần phải xử lý", ông Hiệp chỉ rõ.

Đào tạo Tiến sĩ làm thương hiệu

Có một câu chuyện cũng được ông Hiệp đồng tình, đó là một trường Đại học một năm cũng chỉ đào tạo 12-15 tiến sĩ, nhưng giảng viên hàng nghìn người, nghĩa là chi phí dành cho đào tạo nghiên cứu sinh rất ít, chủ yếu trả lương cho nhân viên, cán bộ giảng dạy.

Tuy nhiên, theo ông Hiệp, bất cứ trường Đại học nào muốn xây dựng thương hiệu cũng phải có đầu tư, đây không phải vấn đề mất hay không mất, mà đầu tư cho lâu dài. Muốn làm thương hiệu cho nhà trường thì phải đầu tư cho con người, đào tạo Tiến sĩ là một khâu trong đó.

Rồi sẽ đến lúc nào đó không có thương hiệu không tồn tại được, mà khi đó toàn bộ công sức bỏ ra đều là công cốc, cái này là đầu tư cho tương lai, vô cùng quan trọng.

"Trong giáo dục không nên nói đến chuyện lỗ lãi, vì một trường giỏi thực sự, đào tạo Tiến sĩ thực sự nghiêm túc, thì chắc chắn tạo nên thương hiệu, thu hút được lượng lớn sinh viên theo học, đó là một thắng lợi. Lúc đó bằng các chuyên ngành đào tạo, nội dung đào tạo, thì đó chính là tiền thu, mà thậm chí cao hơn gấp đôi, gấp ba lần so với các khoản khác, mà không tính đếm được", ông Hiệp nhận định.

Còn việc đặt ra con số để đào tạo, theo ông Hiệp, cái gì cũng cần trên nền tảng vững chắc, các trường Đại học đang dần phổ cập thạc sĩ.

Điều quan trọng, để đào tạo được Thạc sĩ, Tiến sĩ cần có các Giáo sư đầu đàn, người có năng lực nghiên cứu, cũng như các điều kiện khác để thực hiện công tác nghiên cứu tiến sĩ và đây là yêu cầu không phải đáp ứng được ngay.

Nên cần cân nhắc tính toán kỹ sao cho lượng tiến sĩ tăng lên nhưng chất lượng cũng tăng, số lượng đặt sau chất lượng mới tốt.

Đào tạo Tiến sĩ luôn lỗ

Về phía PGS.TS Lê Văn Trưởng lại chỉ rõ, thực tế đào tạo Tiến sĩ tất cả các trường ĐH Việt Nam đều lỗ vốn, kinh phí cấp cho nghiên cứu sinh theo ngân sách rất ít.

Ngay đào tạo Thạc sĩ phải 25 học sinh/lớp mới hòa vốn, còn Tiến sĩ thì 2 Giáo sư, Phó Giáo sư mới đào tạo một Tiến sĩ cho các chuyên ngành khác nhau, trường nào cũng kêu lỗ vốn.

Nhưng vì tự trọng, chất lượng, kiểm định chất lượng, các trường Đại học vẫn cố gắng đào tạo bậc Tiến sĩ, dù lỗ cực nhiều.

"Có lẽ, Bộ đang tạo điều kiện cho các trường ĐH trong nước đào tạo Tiến sĩ để lấy thương hiệu, thu hút sinh viên Đại học, chứ còn chi phí cấp cho đào tạo Tiến sĩ ở Việt Nam thấp nhất thế giới.

Và để làm hiệu quả trong dự thảo lần này, cần phải chỉ rõ, tiến sĩ khoa học cơ bản chúng ta thiếu, còn Tiến sĩ quản lý, giáo dục thì lại đang thừa, để thấy, việc định hướng đào tạo còn chưa tốt.

Việc cơ cấu đào tạo tiến sĩ theo ngành là rất cần thiết, vì làm công chức không cần Tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo để giảng dạy và nghiên cứu, nhiều quá làm nhiễu cái chung", ông Trưởng cho hay.

12000 ty dao tao 9000 tien si chi de lam thuong hieu 12.000 tỷ đào tạo 9000 Tiến sĩ: \'\'Dư luận chưa hiểu hết\'\'

Đề án này không tập trung vào số lượng mà có cả chất lượng để đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng ...

12000 ty dao tao 9000 tien si chi de lam thuong hieu 9.000 tiến sĩ

Ở Mỹ có một trường cao đẳng nhỏ tí tên là Deep Springs College nằm ở tiểu bang California.

12000 ty dao tao 9000 tien si chi de lam thuong hieu Đất lành nào cho tiến sĩ "đậu"

Một tiến sĩ đi học nước ngoài về, muốn mời hội đồng khoa học nghe anh giảng về phương pháp mới mình đã học được ...

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/12000-ty-dao-tao-9000-tien-si-chi-de-lam-thuong-hieu-3347056/