Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều, nôn nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, hạn chế vận động. Các bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn.

Bệnh nhân điều trị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Liên tiếp 3 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều, nôn nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, hạn chế vận động. Các bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn.

Ngày 31.8 thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Uông Bí Thuỵ Điển (Quảng Ninh), bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp nhập viện trong tình trạng nặng được xác định mắc liên cầu lợn.

Người bệnh nữ B.V.H (sinh năm 1977, trú tại Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào viện trong tình trạng lơ mơ, kích thích, sốt cao, đau đầu nhiều, nôn nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ… 

Trường hợp người bệnh nam N.Đ.P (sinh năm 1937, trú tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, đau đầu nhiều, mệt mỏi. Sau 2 ngày người bệnh xuất hiện tình trạng lơ mơ, yếu nửa người phải.

Trường hợp người bệnh nữ N.T.T (sinh năm 1960, ở huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) vào viện cũng có tình trạng sốt cao liên tục, đau đầu, chóng mặt nhiều, đau chân phải hạn chế vận động.

Qua tìm hiểu, cả 3 trường hợp trên đều có tiếp xúc với thực phẩm chưa nấu chín (thực phẩm sống, tiết canh) hoặc giết mổ gia súc, gia cầm.

Người bệnh B.V.H làm nghề giết mổ lợn 15 năm nay, trước khi vào viện bệnh nhân có hành nghề nhưng không mang trang phục bảo hộ lao động đầy đủ; Trường hợp người bệnh N.T.T chỉ đơn giản trong lúc sơ chế thịt lợn tại nhà, không may trượt tay khiến con dao dùng để chặt thịt sượt qua tay, đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn liên cầu lợn xâm nhập qua các vết trầy xước, vết thương hở.

Đối với trường hợp người bệnh N.Đ.P, theo thông tin từ người nhà, cách vào viện 1 tuần có gặp bạn bè và ăn tiết canh lợn.

Các trường hợp đều được bác sĩ chọc dịch não tủy, điều trị kháng sinh liều cao, chống phù não, giảm đau, bù nước điện giải. Trong 3 ca bệnh có 1 ca khỏi hoàn toàn không để lại di chứng, 1 trường hợp có di chứng liệt nửa người, 1 người có di chứng giảm thính lực.

Ghi nhận một trường hợp nhiễm liên cầu lợn tại Đắk Lắk

Bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, khoa vừa tiếp nhận điều trị cho 1 ...

Bệnh chết người do ăn tiết canh

Người ăn tiết canh có nguy cơ nhiễm sán, khuẩn liên cầu lợn, viêm màng não..., tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Ăn tiết canh lợn, người đàn ông nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Sau khi ăn tiết canh khoảng 1 tuần, người đàn ông 62 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng bị suy đa tạng, ...

/ laodong.vn