Lãnh đạo của Ả rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ chối điện đàm với Tổng thống Biden trong bối cảnh giá dầu biến động mạnh.

Wall Street Journal dẫn lời quan chức Trung Đông và Mỹ cho biết cả Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman và Thái tử tiểu vương Abu Dhabi của UAE, Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan đều từ chối sau khi Washington đề xuất về một cuộc thảo luận với ông Biden.

"Có một số kỳ vọng về một cuộc điện đàm, nhưng nó đã không xảy ra", một quan chức của Mỹ tiết lộ.

Ông này nói thêm rằng cuộc điện đàm nhằm mục đích trao đổi về việc tăng sản lượng dầu của Ả rập Xê-út.

Ả rập Xê-út, UAE từ chối điện đàm với Tổng thống Biden - 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Reuters)

Cũng theo nguồn tin của Wall Street Journal, Thái tử Salman và Sheikh Mohammed đều nhận các cuộc gọi từ Tổng thống Putin sau khi từ chối thảo luận với ông Biden.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Biden đang tìm cách tăng cường nguồn cung dầu sau lệnh cấm nhập khẩu từ Nga. Quyết định đưa ra hôm 8/3 của Washington đẩy giá dầu lên mốc 130 USD/thùng - mức cao nhất trong 14 năm.

Quan hệ giữa Mỹ và Ả rập Xê-út nguội lạnh dưới thời chính quyền Biden do các chính sách của Mỹ về Vùng Vịnh, bao gồm các vấn đề liên quan tới thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc xung đột ở Yemen...

Hồi đầu tuần, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chưa có kế hoạch về một cuộc trao đổi giữa ông Biden và Thái tử Mohammed và nhà lãnh đạo Mỹ chưa có ý định công du tới Riyadh.

Trong khi đó, ông Yousef Al Otaiba, Đại sứ UAE tại Mỹ xác nhận mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

"Chúng ta đang vượt qua một bài kiểm tra căng thẳng, nhưng tôi tự tin rằng chúng ta sẽ vượt qua nó và tiến tới một mối quan hệ tốt hơn", ông Otaiba cho hay.

Ả rập Xê-út và UAE được coi là các nhà cung cấp duy nhất có khả năng bơm thêm dầu để giảm đà tăng già hiện nay. Tuy nhiên cả hai nước đều từ chối tăng sản lượng dầu, khẳng định sẽ không sản xuất nhiều dầu hơn so với thỏa thuận của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Theo Guardian, các quan chức cấp cao Mỹ đã tới Riyadh và Abu Dhabi những tuần gần đây để thảo luận về vấn đề này.

Nguồn cung cấp dầu khí của Mỹ đến từ đâu? Nguồn cung cấp dầu khí của Mỹ đến từ đâu?

Mỹ dễ dàng cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga khi nước này có nguồn cung cấp từ hơn 10 quốc gia khác ...

Mỹ chính thức trừng phạt ngành dầu khí của Nga Mỹ chính thức trừng phạt ngành dầu khí của Nga

Mỹ ngày 8/3 (giờ địa phương) chính thức áp lệnh cấm vận với việc nhập khẩu dầu từ Nga nhằm đáp trả động thái quân ...

/ vtc.vn