Thương vụ Ấn Độ mua lại 21 tiêm kích MiG-29 trong tình trạng lắp ráp dở dang của Nga là hợp đồng vũ khí đáng chú ý nhất trong tuần qua.
Nhằm cấp tốc khắc phục tình trạng thiếu máy bay chiến đấu hạng nhẹ khi gói thầu mua 126 máy bay chiến đấu đa dụng (MMRCA) vẫn đang bị đóng băng, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định mua lại 21 tiêm kích đánh chặn MiG-29 trong tình trạng lắp ráp dở dang được Nga bảo quản từ thời Liên bang Xô Viết.
Được biết các khung thân này đã được sản xuất từ đầu thập niên 1980 và đưa vào tình trạng niêm cất dự trữ chiến lược dài hạn, do đó tình trạng của chúng vẫn gần như mới 100% vì chưa từng cất cánh lên bầu trời.
Dự kiến Ấn Độ sẽ yêu cầu Nga nâng cấp 21 tiêm kích MiG-29 trên lên chuẩn MiG-29UPG với các trang thiết bị điện tử của phương Tây, mang lại khả năng tác chiến tương đương MiG-29SMT bản nội địa của Nga.
Tiêm kích MiG-29 dở dang của Nga sẽ được nâng cấp lên chuẩn MiG-29UPG trước khi bàn giao cho Không quân Ấn Độ
Theo các thông tin ban đầu, giá thành của 21 tiêm kích MiG-29 trên sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa sẽ chưa đến 1 tỷ USD, tức là ước tính New Delhi chỉ phải bỏ ra khoảng 40 triệu USD cho mỗi máy bay.
So sánh với chiếc Rafale của Pháp, mỗi chiến đấu cơ đa nhiệm hạng trung này sau khi đi kèm phụ tùng bảo dưỡng và vũ khí thì giá trị vào khoảng trên 100 triệu USD, tức là đắt gấp nhiều lần phương án mua lại MiG-29 cũ của Ấn Độ.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của giới chuyên môn đây chưa chắc đã phải là một "món hời lớn" dành cho Không quân Ấn Độ bởi MiG-29 sản xuất từ thời Liên Xô tồn tại vô số nhược điểm khó lòng khắc phục.
Quyết định mua lại 21 tiêm kích MiG-29 cũ có thể sẽ khiến Ấn Độ lĩnh trái đắng
Vấn đề đầu tiên cần phải nhắc tới đó là độ bền khung thân của tiêm kích MiG-29 sản xuất dưới thời Liên Xô rất thấp do được chế tạo phục vụ cho chiến tranh quy mô lớn với con số tiêu hao dự tính sẽ rất nhiều.
Bởi vậy các chiến đấu cơ MiG-29 trên chỉ có tuổi thọ vào khoảng 1.500 giờ bay, bằng 1/4 khi đặt cạnh F-16, ngoài ra chi phí đảm bảo kỹ thuật cho nó cũng chẳng hề rẻ.
Nghiêm trọng nhất là với số giờ bay của phi công Ấn Độ vào khoảng 300 giờ/năm như hiện nay thì chỉ vỏn vẹn sau 5 năm sử dụng thì toàn bộ phi đội sẽ bị loại biên.
Động cơ của MiG-29 thế hệ cũ cũng thường xuyên bị phàn nàn vì hiệu suất kém, hình ảnh gắn liền với nó là những cột khói đen mù mịt. Mặc dù Ấn Độ có thể yêu cầu lắp động cơ mới nhưng chắc chắn sẽ làm giá thành tăng vọt chứ không thể ở mức thấp như hiện nay.
Không ngạc nhiên khi các quốc gia đồng minh xưa của Liên Xô tại Đông Âu đang tìm cách bán phi đội MiG-29 của mình, trong tình cảnh đó việc Ấn Độ mua lại MiG-29 cũ có lẽ là lợi bất cập hại.
Nga toan tính khi cho MiG-31 đánh chặn tầng bình lưu Theo Quân khu trung tâm Nga hôm 12/12, tiêm kích MiG-31 của đơn vị này vừa thực hiện thành công màn đánh chặn ở tầng ... |
Nga khó xuất khẩu khi MiG-35 lại tiếp tục trễ hẹn Kỳ vọng ban đầu của người Nga là tiêm kích MiG-35 sẽ hoàn tất các bài thử nghiệm trong năm 2017, tuy nhiên mốc thời ... |