Từ ngày 1.3, quy định về đơn thuốc trong điều trị ngoại trú với trẻ dưới 72 tháng tuổi phải có số chứng minh nhân dân của bố hoặc mẹ khiến nhiều người thấy phiền hà. Tuy nhiên, bác sĩ đã đưa ra những lợi ích của việc này.
Mẫu kê đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi từ ngày 1.3.2018
Theo Thông tư 52/2017/ TT-BYT ký ngày 29.12.2017, Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại Điều 6 về yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc có quy định: Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Theo TS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), nhiều người phản ứng việc có số chứng minh nhân dân hay số thẻ căn cước của bố hoặc mẹ là bất tiện, không cần thiết, nhưng theo tôi đây lại là việc cần thiết.
TS Chính lý giải: Ở các nước tiên tiến đã xảy ra những trường hợp khóc dở mếu dở vì người không có trách nhiệm đưa trẻ đi khám (trong trường hợp cấp cứu, khi câu chuyện giữa sống và chết, bác sĩ có quyền đưa ra quyết định dựa trên đánh giá của bác sĩ tại thời điểm đó và chịu trách nhiệm về quyết định đó).
"Rất nhiều quyết định điều trị, bác sĩ cần thảo luận với người có trách nhiệm với trẻ và hầu hết các quyết định này sẽ được lựa chọn bởi người có trách nhiệm với trẻ (bố mẹ hoặc người giám hộ). Thực tế đã xảy ra trường hợp bố mẹ của trẻ không đồng ý với lựa chọn của người thân (cậu, mở, cô, dì, chú, bác, ông bà nội ngoại...) khi các vị này đưa trẻ đi khám và quay ra kiện bệnh viện hoặc cơ sở y tế vì đã khám trẻ khi không xác định rõ người người có trách nhiệm, để lộ thông tin bệnh tật, làm theo lựa chọn của người không có trách nhiệm", TS Chính nói.
Để tránh những sự việc như thế này, các bệnh viện và cơ sở y tế đã bị kiện hoặc có quan tâm bắt buộc phải xác nhận mẹ bố của trẻ (đơn giản hỏi, rồi ghi vào bệnh án, một số cơ sở có ngày sẵn, họ có thể đối chứng). Nếu không phải là bố mẹ thì buộc người đưa trẻ đi khám phải có giấy ủy quyền.
Còn theo ThS Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Ghi thêm số chứng minh nhân dân với đơn thuốc cho trẻ dưới 72 tháng tuổi là để quản lý tốt việc kê đơn và bán thuốc theo đơn, đặc biệt là việc mua bán và lạm dụng kháng sinh đang diễn ra phổ biến hiện nay.
Khi cơ quan chức năng đi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện ra nhà thuốc vẫn bán những đơn mà không có số chứng minh thư cho trẻ dưới 72 tháng tuổi thì trước tiên là trách nhiệm của nhà thuốc, sau đó sẽ là trách nhiệm của bác sĩ kê đơn.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có những đánh giá, khảo sát để kịp thời bổ sung và hoàn thiện những bất cập nếu có.
Vì sao cha mẹ phải mang CMND khi cho con dưới 3 tuổi đi khám? Từ ngày 1/3, đơn thuốc ngoại trú cho trẻ dưới 72 tháng tuổi yêu cầu thêm số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước ... |
Cục Quản lý khám chữa bệnh lên tiếng về vụ kê đơn thuốc phải có chứng minh thư Trước những phản ánh của báo chí về bất cập trong quy định kê đơn thuốc ngoại trú đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ... |