Sắc lệnh quốc kỳ là một trong 118 sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945-1946, là bảo vật quốc gia.
Lễ Độc lập khai sinh nước Việt Nam được tổ chức thế nào Việc chuẩn bị cho buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chiều 2/9/1945 chỉ diễn ra trong ... |
Bác Hồ, tướng Giáp trong mắt một họa sĩ Canada Họa sĩ Gelinas đã vẽ nhiều bức tranh về Hồ Chí Minh, về phong cảnh và vẻ đẹp của con người Việt Nam để tặng ... |
Ngày 22/12/2016, Thủ tướng ký quyết định công nhận Tập 118 sắc lệnh là bảo vật quốc gia. Tập sắc lệnh đang được bảo quản tại trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 (Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước) thuộc Bộ Nội vụ. Đây là tài liệu liên quan đến quá trình hoạt động của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 và đầu năm 1946.
Có 87 sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, 25 sắc lệnh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký, 6 sắc lệnh có bút tích sửa chữa và đánh máy của Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, 43 sắc lệnh được đóng dấu đỏ.
Tập sắc lệnh tập hợp bản gốc, bản chính các văn bản do Chính phủ lúc đó ban hành, là tài liệu nghiên cứu của nhiều đối tượng, có giá trị lịch sử lớn.
Nhân kỷ niệm 72 năm quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước triển lãm Bảo vật Quốc gia Tập 118 sắc lệnh
Nội dung tập sắc lệnh có giá trị đặc biệt, liên quan đến nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, gắn liền với thành quả Cách mạng tháng 8 và sự thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa
Các sắc lệnh nhằm củng cố chính quyền cách mạng, thể hiện chủ trương, chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, xã hội...
Bản sắc lệnh số 05-SL về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định quốc kỳ Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hòa ký ngày 5/9/1945
Bản sắc lệnh nêu rõ thiết kế của quốc kỳ. Quốc kỳ có hình chữ nhật, bề rộng bằng hai phần ba bề dài với nền màu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh màu vàng tươi. Kích thước, cách đặt sao được quy định như trong mẫu của sắc lệnh
Những bản sắc lệnh đều còn nguyên chữ ký "tươi" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp
Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước cũng giới thiệu một số hình ảnh trong những năm đầu Chính phủ lâm thời hoạt động. Ảnh: Quang cảnh buổi lễ khai mạc phiên họp Quốc hội khóa 1, ngày 2/3/1946
Chính phủ mới cùng các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 2, khóa 1 tại hội trường Nhà hát lớn Hà Nội, ngày 3/11/1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp kiến Hoàng thân Xu-pha-na-vông và Cựu hoàng Bảo Đại, ngày 3/9/1945
Các vị trong Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc hội khóa 1 bầu (đứng đầu, chính giữa là Bác Hồ; bên phải là ông Nguyễn Văn Tố; bên trái là ông Huỳnh Thúc Kháng)
Đội nhi đồng Mai Hắc Đế tham gia vận động bầu cử Quốc hội, ngày 5/1/1946
Mít tinh ủng hộ ngày bầu cử Quốc hội 5/1/1946 với khẩu hiệu "Quốc hội - một lực lượng đoàn kết chống xâm lăng"
Đoàn Giải phóng quân Việt Bắc về duyệt binh ở quảng trường Nhà hát lớn, ngày 28/8/1945
Các em nhi đồng vận động ngày cứu đói, 11/10/1945
Bác Hồ đến khai giảng năm học mới tại trường Cao đẳng Canh nông ở Bách Thảo, Hà Nội ngày 3/10/1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dân tộc ở Bắc Bộ phủ, ngày 23/9/1945
Bác Hồ đến khai mạc "Tuần lễ văn hóa" ủng hộ kháng chiến Nam Bộ tại số 15 Lê Thái Tổ, ngày 7/10/1945
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/ban-sac-lenh-an-dinh-quoc-ky-viet-nam-396094.html