Giải pháp đơn giản và dễ dàng nhất để biết rõ doanh thu trạm BOT là giám sát, kiểm tra công tác thu phí của trạm BOT trong một vài ngày.

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam gửi Bộ GTVT về số thu phí BOT đường bộ năm 2018, doanh thu của 63 trạm thu phí của 57 dự án BOT (chưa bao gồm các dự án đường cao tốc) trên cả nước đạt 12.192 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày các trạm thu phí thu được 537 triệu đồng mỗi ngày.

Tỏ ra thận trọng trước con số báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, cho rằng, chưa có cơ sở để đánh giá độ chính xác của báo cáo trên đến đâu hay để khẳng định chủ đầu tư các dự án BOT báo cáo doanh thu thấp hay cao hơn so với thực tế.

Tuy nhiên, có thể thấy, đặc biệt sau vụ cướp ở trạm thu phí Dầu Giây (cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây), doanh thu của các trạm thu phí là không hề nhỏ.

Vì lẽ đó, theo ông, cần thiết phải có giải pháp để đo lường cho đúng doanh thu của các trạm thu phí trên cả nước, mà biện pháp trước mắt đơn giản và dễ dàng nhất là cơ quan quản lý, cụ thể là Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập đoàn giám sát, xuống đo lường thí điểm trong một vài ngày ở một trạm thu phí nhất định.

bao cao doanh thu tram bot cach gi de tin

Trạm thu phí Dầu Giây, nơi xảy ra vụ cướp 2,2 tỷ đồng hồi đầu tháng 2/2019

"Chẳng hạn, chỉ cần kiểm tra công tác thu phí trong 3 ngày là có thể biết được trạm thu phí đó thu được bao nhiêu tiền mỗi ngày. Dĩ nhiên phải chọn thời điểm cho hợp lý, không phải lúc cao điểm hay thấp điểm của công tác thu phí thu phí", PGS Ngãi nói.

Minh chứng cho điều này, ông nhắc lại sự kiện vào tháng 5/2016, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco 1) từng phát đi thông cáo phản ánh công tác thu phí tại BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ có nhiều điểm chưa hợp lý. Tuyến đường với mật độ phương tiện cao nhưng doanh thu thu phí hàng tháng trung bình 35 tỷ đồng, khoảng 1,2 tỷ đồng một ngày, đặc biệt có tháng 2/2016 là tháng dịp Tết Nguyên đán, phương tiện đông hơn lại thấp hơn những tháng bình thường.

Qua đợt giám sát, kiểm tra đột xuất kéo dài 10 ngày, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kết luận, trong 10 ngày kiểm tra tổng mức thu phí thực tế vé lượt qua trạm BOT là trên 17,5 tỷ đồng, trong đó có ngày lên tới gần 2 tỷ đồng.

Đó là chưa kể số thu vé tháng 7/2016 và số thu vé quý III/2016 do Công ty cổ phần BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ đã thu trước đó, lần lượt là 5,1 tỷ đồng và 5,77 tỷ đồng.

Như vậy, mức thu phí bình quân qua trạm thu phí này lên tới gần 2 tỷ đồng mỗi ngày, cao hơn nhiều so với con số 1,2 tỷ đồng mà Cienco 1 tiết lộ.

Về lâu dài, theo vị chuyên gia, cần thiết và bắt buộc phải chuyển sang thu phí tự động. Với hình thức thu phí này, vừa hạn chế được gian lận trong thu phí, giảm thời gian thu phí, chi phí về nhân lực cho nhà đầu tư, đồng thời giúp Nhà nước kiểm soát được nhà đầu tư, đặc biệt về công nghệ hoàn toàn có thể làm được.

"Tôi sang Nhật cách đây gần chục năm thì thấy họ đã triển khai thu phí tự động không dừng từ lâu. Việc ấy không tốn kém bao nhiêu, chắc chắn rẻ hơn so với chi phí trả cho người lao động ngồi soát vé ở trạm thu phí, Nhà nước lại hoàn toàn kiểm soát được doanh thu.

Còn bây giờ, chủ đầu tư nói thế nào thì cơ quan quản lý biết thế. Nhiều khi tài xế cũng không quan tâm tới tấm vé, trừ vài tài xế muốn lấy vé về để thanh toán lại còn thông thường tài xế không quan tâm tới việc này, thậm chí không cần cầm vé. Những việc ấy hoàn toàn không kiểm soát được", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi chỉ rõ.

Theo lộ trình của Bộ GTVT, đến cuối năm 2018, toàn bộ trạm thu phí BOT trên Quốc lộ 1 phải thu phí tự động không dừng và đến năm 2019 hình thức này áp dụng với tất cả các trạm BOT trên toàn quốc.

Tuy nhiên, đến hết năm 2018, chỉ có 26/44 trạm BOT trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14) và 91 làn thu phí tự đồng được đưa vào vận hành.

Lý giải việc chủ đầu tư các dự án BOT lần lữa triển khai thực hiện thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen hoài nghi có lợi ích nhóm ở sau đó.

"Khâu giám sát của cơ quan quản lý có vấn đề. Không thể có chuyện cơ quan quản lý không biết mật độ xe qua trạm thu phí ấy là bao nhiêu, doanh thu của trạm trong 1 như thế nào. Nếu không biết thì họ không nên làm công tác quản lý nữa, còn nếu nếu biết mà vẫn để xảy ra tình trạng gian lận thì rõ ràng có sự cấu kết, lợi ích nhóm với nhau ở đó", PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi thẳng thắn.

Ông nhấn mạnh, chủ đầu tư các trạm BOT có thể trì hoãn không lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng, nhưng quan trọng hơn, cơ quan quản lý, mà trực tiếp là Bộ GTVT chưa làm quyết liệt.

"Chỉ cần chỉ đạo chủ đầu tư các dự án BOT phải làm trong thời gian bao lâu, hạn chót vào ngày nào, không làm thì có chế tài xử lý thì có thể thực hiện được. Còn nếu chỉ khuyến khích, động viên thì đương nhiên nhiều nhà đầu tư BOT sẽ kéo dài thời gian thực hiện vì họ ngại sự minh bạch. Đơn giản bởi lợi ích ở trong đó lớn quá", vị chuyên gia nói.

bao cao doanh thu tram bot cach gi de tin Các trạm BOT bán vé bình thường trong những ngày Tết

Trong các hợp đồng dự án BOT không quy định dừng thu phí trong các ngày lễ, Tết nên Tổng cục Đường bộ yêu cầu ...

bao cao doanh thu tram bot cach gi de tin Đề xuất xả trạm BOT 3 ngày Tết: Chưa quyết được

Trước đề xuất của Tổng cục Đường bộ về việc xả tất cả các trạm BOT 3 ngày Tết, Bộ GTVT đang tính toán, nghiên ...

/ http://baodatviet.vn