Những vụ giáo viên vi phạm đạo đức được Bộ Giáo dục coi là bài học sâu sắc đối với ngành, mỗi giáo viên, nhà trường cần rút kinh nghiệm.

Ngày 6/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn tới Sở Giáo dục các tỉnh đôn đốc thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo. Công văn nêu rõ, thời gian vừa qua ở một số địa phương để xảy ra việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, có hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh, làm ảnh hưởng uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội.

Trước tình trạng này, Bộ Giáo dục yêu cầu các Sở triển khai ngay một số việc. Đầu tiên, Sở cần chỉ đạo cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động Chỉ thị 1737 (năm 2018) về tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Quyết định của Bộ ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử; quy chế làm việc của cơ quan đơn vị... cũng cần được phổ biến lại.

"Những vụ giáo viên vi phạm đạo đức vừa qua là bài học sâu sắc đối với ngành để mỗi giáo viên, mỗi nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm; từ đó có ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo", công văn nêu rõ.

Thứ hai, các Sở Giáo dục cần làm là thành lập đoàn công tác, kiểm tra cơ sở giáo dục về việc triển khai Chỉ thị 1737, các quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo. Những biện pháp quản lý, huy động lực lượng tham gia giám sát cần được tăng cường để tuyệt đối không để xảy ra bạo hành thể chất, tinh thần học sinh.

Mỗi Sở Giáo dục cần có biện pháp để thường xuyên nắm bắt thông tin tại cơ sở giáo dục và chủ động xử lý, giải quyết ngay khi sự việc xảy ra. Ngoài ra, Sở cần tăng cường phối hợp với cơ sở đào tạo/bồi dưỡng giáo viên, để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thầy cô; tăng cường kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo, người học.

"Kết thúc học kỳ I, các Sở Giáo dục báo cáo kết quả triển khai Chỉ thị 1737 cũng như quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo về Bộ Giáo dục trước 20/1/2019", công văn của Bộ nêu.

>>Chỉ thị 1737 của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

bo giao duc don doc thuc hien quy dinh ve dao duc nha giao

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy (Quảng Bình) đứng lớp dạy học sinh ngày 24/11. Ảnh: Hoàng Táo.

Trước đó ngày 19/11, tại trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình), cô Nguyễn Thị Phương Thủy đã yêu cầu 23 học sinh lớp 6.2 tát một nam sinh do chửi thề. Một ngày sau, nam sinh nhập viện. Ngày 24/11, em đi học trở lại.

Ngày 26/11, sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, Công an huyện Quảng Ninh đã khởi tố vụ án Hành hạ người khác xảy ra tại trường Duy Ninh.

Tại trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội), ngày 3/12 cô giáo Nguyễn Hà Trang cũng cho học sinh lớp 2A5 tát một bạn cùng lớp. Theo lời kể của nam sinh, cô giáo yêu cầu tát 50 cái. Bạn đã tát nhiều, đến khi học sinh khóc, cô giáo mới cho dừng lại.

Hiện giáo viên Trang bị đình chỉ công tác 15 ngày để đoàn thanh tra của UBND quận xác minh sự việc.

bo giao duc don doc thuc hien quy dinh ve dao duc nha giao Sách giáo khoa riêng của TP HCM chờ chương trình của Bộ Giáo dục

Sở Giáo dục không soạn sách giáo khoa riêng mà chỉ làm cầu nối, tập hợp đội ngũ chuyên gia và phối hợp cùng nhà ...

bo giao duc don doc thuc hien quy dinh ve dao duc nha giao Bộ Giáo dục chỉ đạo xác minh việc học sinh Hà Nội bị phạt tát 50 cái

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục vừa ký văn bản gửi Sở Giáo dục Hà Nội đề nghị xác minh, báo ...

/ https://vnexpress.net