Mức lương của giảng viên đại học cũng như các chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng nên chưa hấp dẫn được nhân tài về “đầu quân”.

Đó là quan điểm của nhiều cán bộ quản lý, giảng viên tại các trường đại học tham gia Hội nghị: “triển khai hội nghị bàn về việc triển khai xây dựng đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại thành phố Đà Nẵng ngày 7/9 qua.

“Lương quá thấp sao hút được người tài”

Theo phản ánh của nhiều giảng viên đại học, hiện nay mức lương của giảng viên chính khá thấp, khiến nhiều người không thể toàn tâm, toàn ý cho công việc. Nhiều thầy cô phải làm thêm, chạy vạy bên ngoài để trang trãi cuộc sống.

bo tien ty di du hoc ve nuoc lam luong ba coc ba dong
Mức lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa cao khiến nhiều trường đại học khó "hút" nhân tài về đầu quân.

Phó Giáo sư Đặng Hữu Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho rằng, những năm qua, việc giảng dạy đại học không còn hấp dẫn đối với các "nhân tài".

Nếu như những năm trước đây, trường này chỉ cần thông báo tuyển một giảng viên thì có cả hàng trăm bộ hồ sơ ứng tuyển nhưng nay thì rất ít.

Ngay cả các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi cũng rất khó tuyển giảng viên. Nguyên nhân là mức lương quá thấp.

Thầy Hòa dẫn chứng, giảng viên vừa vào làm việc, những năm đầu tiên chưa có học hàm, học vị, mỗi tháng chỉ vài triệu bạc thì chắc không ai làm.

“Chúng ta phải có chính sách đối với cán bộ có năng lực, đặc biệt là cán bộ trẻ, thu hút từ nước ngoài về. Tập trung vào các vấn đề chính sách, từ đó tạo động lực, tinh thần yêu nghề, ổn định nghề. Lúc đó, giảng viên mới phát huy hết năng lực của mình”, thầy Hòa nói.

Thầy Hòa cũng kiến nghị Bộ Giáo dục cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể. Theo đó, Thạc sĩ và Tiến sĩ nên được hỗ trợ thêm 4 triệu đồng nữa trong hai năm đầu tiên để mức lương đạt khoảng 6,5 triệu đồng/tháng.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều giảng viên cho rằng, cần có một chính sách thu hút đặc thù đối với “nhân tài”.

Không nên bị gò bò bởi các khung quy định về lương, hệ số mà cần có chính sách khen thưởng về khoa học công nghệ, bài báo có chỉ số ISI, công trình nghiên cứu… Mục đích là làm cho tinh thần nhà giáo ổn định hơn.

Chi tiền tỷ du học, về nước làm lương vài ba triệu

Tiến sĩ Lê Thị Giao Chi - Trưởng khoa Sư phạm Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng cho rằng, nếu một tiến sĩ học ở nước ngoài phải bỏ ra nhiều năm trời, mất nhiều công sức, tiền bạc để học tập nhưng khi về nước chỉ nhận mức lương vài triệu đồng/tháng thì thật sự chế độ “đãi ngộ” này chưa hấp dẫn người tài.

Bản thân cũng là “nhân tài” được cử đi đào tạo Tiến sĩ ở Vương quốc Anh về, Tiến sĩ Chi chia sẻ thêm, trước khi đi học thì ước mơ, hoài bão rất nhiều. Nhưng đến khi về làm việc thì “vỡ mộng”, lương vẫn thấp, không tăng.

“Bỏ ra thời gian 5 năm trời, bỏ lại con cái ở nhà để đi học về nhưng thu nhập vẫn vậy. Cái gì nâng cao cũng tốt nhưng chế độ đãi ngộ để khuyến khích người ta toàn tâm, toàn lực với nhà trường vì sự nghiệp giáo dục thì như vậy là chưa thỏa đáng”.

Tiến sĩ Chi dẫn chứng thêm, vừa rồi khi vào Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) thì khi thu hút một Tiến sĩ về sẽ được đãi ngộ 300 triệu đồng thêm một lô đất nữa. Nói ra để thấy chế độ của chúng ta chưa thỏa đáng.

“Gia đình phải đầu tư cả tỷ đồng để các em đi học Thạc sĩ ở nước ngoài về mới có thể xin được vào làm việc tại Đại học Đà Nẵng (quy định bắt buộc). Nhưng khi về lương chỉ 2-3 triệu đồng thì biết bao giờ mới thu hồi được vốn chứ đừng nói lãi”, Tiến sĩ Chi nói.

Với những giảng viên thế hệ đi trước, họ còn chấp nhận khó khăn, chật vật về kinh tế để gắn bó với nghề.

Nhưng đối với cán bộ trẻ thì họ không thể chấp nhận mức lương bèo bọt, không tương xứng với công sức và tài năng bỏ ra. Bởi vậy, thái độ, tinh thần và tình yêu nghề của họ cũng dần mai một.

Cũng là học viên được cử đi nước ngoài đào tạo theo chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giảng viên Nguyễn Thị Hải Vân – Đại học Đà Nẵng chia sẻ:

“Sau khi đi học Tiến sĩ về, với mức thu nhập như hiện nay thì nếu không có sự hỗ trợ của gia đình sẽ rất khó khăn. Bản thân em không có nhà ở, phải sống nhờ nhà bố mẹ. Muốn xin chung cư thì phải đáp ứng điều kiện là Tiến sĩ và 10 năm không có nhà. Đó là những bất cập, chúng ta phải tìm ra chính sách đãi ngộ tốt hơn”.

Tiến sĩ Đoàn Gia Dũng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Đại học Đà Nẵng cho rằng, các quy định hiện hành còn nhiều hạn chế nên các đại học công lập gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhất là thu hút các giáo sư, các nhà nghiên cứu, các tài năng trẻ được đào tạo tốt, có năng lực nghiên cứu, tốt nghiệp tại các trường đại học của các nước tiên tiên trên thế giới.

“Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các tổ chức có liên quan như Cục Xuất nhập cảnh, Công an, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài… trong việc quản lý cán bộ đi học tập tại nước ngoài chưa hiệu quả.

Đặc biệt, đối với cán bộ đi học từ nguồn học bổng của tổ chức, trường đại học, cá nhân nước ngoài cấp nên các cơ sở giáo dục đại học thành viên rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, xử lý đối với cán bộ đã hoàn thành khóa học nhưng không trở về đơn vị tiếp tục công tác. Điều này gây thất thoát nguồn nhân lực và kinh phí của các cơ sở giáo dục”, ông Dũng nói.

Trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài phản ánh về tình trạng giảng viên đi du học nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhưng không trở về trường công tác theo cam kết.

Nhiều giảng viên trở về nhưng lại chuyển đổi nơi công tác khiến các trường bị thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, gây thất thoát ngân sách. Nguyên nhân của sự “ra đi” này là do môi trường làm việc bên ngoài cao hơn, sự lôi cuốn, “chèo kéo” của các doanh nghiệp với các khoản đãi ngộ cao…

bo tien ty di du hoc ve nuoc lam luong ba coc ba dong Lương tối thiểu "còm" và tăng thuế VAT: Gánh nặng chồng gánh nặng...

Đề xuất tăng thuế VAT của Bộ Tài chính ập đến sau thời điểm Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án tăng lương ...

bo tien ty di du hoc ve nuoc lam luong ba coc ba dong Lương công chức có đủ sống?

Mức thu nhập của phần lớn công chức tại TP.HCM, một trong những địa phương có giá cả sinh hoạt cao nhất nước lại thuộc vào nhóm thấp ...

bo tien ty di du hoc ve nuoc lam luong ba coc ba dong Nỗi lo "tân quan, tân chính sách" và những giải pháp kiểu "giật gấu vá vai"

Trống lệnh về đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao từ năm 2010 đã vang lên, nhưng xin giữ lấy "dùi trống" ...

(http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-tien-ty-di-du-hoc-ve-nuoc-lam-luong-ba-coc-ba-dong-post179589.gd)

Báo Giáo Dục Việt Nam