Các chủ nợ của cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga đều muốn đòi tiền, trong khi tài sản của công ty Housing Group và của bà Nga đã được thế chấp cho một NH từ trước khi vụ án xảy ra.
Ngày 10/10, phiên tòa xét xử cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận.
Có mặt tại tòa, đại diện NH VPBank (bên có quyền và nghĩa vụ liên quan) cho biết: Công ty Housing Group vay VPBank hơn 7 tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2017, Housing Group còn nợ VPBnak cả gốc và lãi là hơn 12 tỷ đồng.
Các bị cáo tại tòa.
NH nhận thế chấp 3 tài sản là quyền sở hữu, quyền sử dụng 2 căn hộ của vợ chồng bà Châu Thị Thu Nga và công trình gắn liền với đất tại khu công nghiệp Thạch Thất (huyện Quốc Oai, Hà Nội) thuộc quyền sở hữu của Housing Group.
Số tài sản này hiện đang bị Cơ quan điều tra kê biên, phong tỏa. Theo người đại diện VPBank, các tài sản mà bà Châu Thị Thu Nga mang đi thế chấp tại ngân hàng là tài sản hình thành trước thời điểm phạm tội của bà Nga, là tài sản thế chấp hợp pháp.
Vì vậy, việc áp dụng lệnh kê biên đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của NH. Trước khi diễn ra phiên xử, VPBank đã gửi nhiều văn bản kiến nghị cơ quan điều tra, Viện KSND và Tòa án, yêu cầu hủy bỏ lệnh kê biên trên để phía VPBank có thể giải quyết được khoản nợ xấu với Housing Group.
Cũng tại tòa, đại diện công ty HAIC (bên liên danh với Housing Group) cho biết, số tiền Housing Group chuyển cho HAIC là 34 tỷ đồng. HAIC đã xuất hóa đơn và chuyển trả Housing Gorup số tiền 15,3 tỷ đồng. Số tiền hơn 18 tỷ đồng còn lại, công ty đưa vào dự án.
Người đại diện HAIC mong sớm được triển khai dự án B5 Cầu Diễn để công ty có cơ hội khắc phục khó khăn, còn người dân có nhà ở.
Ông Lê Sáu (đại diện Housing Group) đề xuất làm rõ, trong khoản tiền 348 tỷ đồng mà cáo trạng quy kết bà Nga đã chiếm đoạt, cần tách phần nào công ty chịu trách nhiệm, phần nào quy kết bà Châu Thị Thu Nga chịu trách nhiệm với công ty.
Trước tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi của công ty Hải Âu tỏ ra thất vọng khi qua phần xét hỏi đã nhận thấy tài sản của Housing Group không còn gì.
Luật sư đề nghị Housing Group phải bồi thường bằng tiền mặt số tiền 7 tỷ đồng cho công ty Hải Âu. Trường hợp không có tiền mặt, Housing Group phải thông báo để công ty Hải Âu tiếp tục đàm phán, ký kết với Housing Group các thỏa thuận về tài sản, quyền tài sản của Housing Group.
Đại diện ủy quyền công ty Hải Âu nói thêm, thiệt hại của công ty là rất lớn, không phải hơn 7 tỷ đồng. Công ty Hải Âu nộp số tiền gần 100 tỷ đồng, giờ vẫn còn đầy đủ hồ sơ.
Theo đại diện công ty Hải Âu, khi đại diện VKS đề nghị bị cáo Nga phải bồi thường hơn 377 tỷ cho các bị hại là có sự nhầm lẫn. Bởi lẽ, các bị hại ký hợp đồng với Housing Group chứ không phải với cá nhân bà Nga.
Nhiều bị hại khác có mặt tại tòa thể hiện mong muốn Dự án B5 Cầu Diễn được tiếp tục triển khai, để họ được trả lại nhà, chấm dứt cảnh ở thuê, nợ nần...
Một bị hại nêu ý kiến: Chúng tôi ký hợp đồng với Housing Group, là một pháp nhân chứ không ký riêng với bà Nga. Housing Group vẫn đang tồn tại, vậy VKS đề nghị bà Nga bồi thường dân sự là sự nhầm lẫn.
"Bản thân bị cáo Nga làm gì có tiền mà trả cho chúng tôi, VKS đề nghị bà Nga phải trả lại tiền cho chúng tôi, như thế là không bảo vệ quyền lợi của chúng tôi", lời người bị hại.
Tại anh tại ả Phiên tòa xét xử sơ thẩm Châu Thị Thu Nga và đồng phạm được dư luận quan tâm. Bởi bà Nga nguyên là Đại biểu ... |
Bị cáo Châu Thị Thu Nga lừa gần 400 tỷ bị đề nghị án chung thân Đại diện VKS xác định Thu Nga là kẻ chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện, hưởng lợi hơn 348 tỷ đồng. ... |
Bị hại nghi bà Thu Nga được \'bảo kê\' tại dự án B5 Cầu Diễn "Nếu không có sự bảo kê, bao che của cán bộ công chức Hà Nội thì bà Nga không thể ép cọc ở đấy được", ... |
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/cac-chu-no-cua-cuu-dbqh-chau-thi-thu-nga-xum-vao-doi-tien-403782.html