Lượng phát thải của những quốc gia lớn sẽ có ảnh hưởng quyết định đến nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Lượng phát thải của Trung Quốc hiện nay nhiều gấp đôi Mỹ nhưng trong lịch sử, Mỹ là nước phát thải nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Trung Quốc và Mỹ là hai nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, vì thế mọi nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đều cần bắt nguồn từ hai cường quốc này.

Có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi đánh giá mức độ tác động tới khí hậu của một quốc gia và khi các lãnh đạo thế giới tập trung tại Glasgow, Scotland, dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 từ 31/10 đến 12/11, kế hoạch hành động của Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ được chú ý hơn cả.

Lượng khí phát thải của các quốc gia khiến khí hậu thế giới tăng nhiệt độ đáng lo ngại
Lượng khí phát thải của các quốc gia khiến khí hậu thế giới tăng nhiệt độ đáng lo ngại

Mỹ trong năm này thải ra khí quyển 5,7 tỷ tấn, tương đương 11% tổng lượng khí thải, tiếp theo là Ấn Độ (6,6%) và Liên minh châu Âu (6,4%).

Theo phân tích mới đây của Carbon Brief, tổ chức chuyên nghiên cứu về khí hậu, năng lượng và chính sách, trụ sở tại Anh, kể từ năm 1850, Trung Quốc đã thải ra 284 tỷ tấn CO2. Mỹ, quốc gia đã công nghiệp hóa từ nhiều thập kỷ trước đó, thải ra môi trường 509 tỷ tấn CO2, nhiều gấp hai lần. Lượng khí thải carbon bình quân đầu người của Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp với các quốc gia giàu có hơn. Trong 20 năm qua, con số đã tăng gần gấp ba lần. Các kế hoạch khí hậu của Mỹ trong tương lai có tính tham vọng hơn so với Trung Quốc. Tổng thống Joe Biden đã cam kết giảm ít nhất một nửa lượng khí thải của Mỹ vào năm 2030 so với mức của năm 2005.

Trái Đất đã ấm lên 1,2 độ C kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu và các nhà khoa học cảnh báo cần giữ mức tăng dưới 1,5 độ để ngăn chặn tác động ngày càng tồi tệ của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Các nhà khí hậu học hàng đầu cảnh báo rằng việc giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5 độ C là một ngưỡng quan trọng đối với hành tinh và không thể thương lượng.

Băng ở Greenland cũng có thể rơi vào trạng thái suy giảm không thể phục hồi nếu mức tăng nhiệt vượt ngưỡng 1,5 độ C.

Sự gia tăng nhiệt độ vượt mức 1,5 độ C cũng sẽ đe dọa tới những thay đổi đối với hải lưu Gulf Stream. Điều này có thể gây ra thảm họa cho các điểm nóng về đa dạng sinh học, phá hủy nền nông nghiệp trên khắp các vùng đầm lầy trên toàn cầu, và có thể làm ngập các đảo nhỏ và các vùng đất trũng ven biển.

Phóng viên (t.h)

Năng lượng, khí hậu và COVID-19 "hâm nóng" Thượng đỉnh EU Năng lượng, khí hậu và COVID-19 "hâm nóng" Thượng đỉnh EU
Việt Nam ứng phó loạt thách thức phi truyền thống từ biến đổi khí hậu Việt Nam ứng phó loạt thách thức phi truyền thống từ biến đổi khí hậu
Thảm họa cháy rừng ở Hy Lạp là "báo động đỏ" về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu Thảm họa cháy rừng ở Hy Lạp là "báo động đỏ" về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu