Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa cảnh báo 4 xu hướng tấn công mạng trong năm nay gồm: tấn công lừa đảo, tấn công có chủ đích và tấn công vào Cloud (đám mây), thiết bị IoT.
Người dùng Internet cần nâng cao ý thức về an toàn thông tin |
Theo Cục An toàn thông tin, tấn công mạng có chủ đích, kết hợp các biện pháp tinh vi để phát tán mã độc nhằm chiếm đoạt thông tin của tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số và hoạt động trực tuyến của người dân tăng mạnh.
Bên cạnh đó, tấn công mạng vào thiết bị IoT, nhất là các camera giám sát có nguy cơ trở thành mối đe dọa lớn. Hiện nay, số lượng thiết bị IoT tăng rất nhanh, dù vậy tính năng an toàn thông tin của hầu hết các thiết bị vẫn là vấn đề cần quan tâm.
Ngoài ra, điện toán đám mây (Cloud) sẽ trở thành mục tiêu tấn công thường xuyên hơn của tin tặc khi ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp chuyển sang sử dụng Cloud.
Đặc biệt, tấn công mạng lừa đảo được dự báo sẽ tiếp tục phổ biến, nhất là tấn công lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake (phương thức sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các sản phẩm công nghệ giả dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video).
Theo Cục An toàn thông tin, nhu cầu sử dụng các thiết bị có kết nối mạng Internet nhiều hơn trong năm qua do dịch Covid-19 đã khiến các cuộc tấn công, lừa đảo qua mạng gia tăng rõ rệt. Chỉ riêng việc giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng, Cục An toàn thông tin đã xử lý hơn 1.000 website lừa đảo.
Cùng với việc tăng cường các biện pháp kỹ thuật của các cơ quan, doanh nghiệp, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân nên nâng cao ý thức về an toàn thông tin để tránh bị thiệt hại.
Người dùng Viber có nguy cơ bị tấn công mạng Viber Desktop dính lỗ hổng, người dùng dễ bị tấn công: phát tán mã độc, kiểm soát máy tính, đánh cắp thông tin nhạy cảm... |
Bộ Ngoại giao Mỹ bị tấn công mạng Bộ Ngoại giao Mỹ đã bị tấn công mạng cách đây vài tuần, theo tin tức hôm 21/8. |