Hàng loạt bà mẹ đã lên mạng cảnh báo cha mẹ cần đề phòng tai nạn cho con nhỏ từ chiếc sạc điện thoại nhưng những sự cố vẫn liên tiếp xảy ra.
Bé gái bị bỏng, miệng biến dạng vì sạc điện thoại
Chị Courtney người Mỹ chia sẻ những gì đã xảy ra với con mình, bé gái mới 19 tháng tuổi như một điều cảnh báo đối với các bậc cha mẹ về việc giữ an toàn cho bé tại nhà.- trong trường hợp của chị là về dây sạc điện thoại.
Chị Courtney đã chia sẻ:
“Tôi đã định không đăng điều đau đớn này trên các hội cha mẹ, nhưng chỉ nghĩ đến những hiểm họa và đau đớn có thể xảy ra với trẻ, tôi quyết định phải viết để gửi đến tất cả bậc cha mẹ có con nhỏ. Con gái tôi, 19 tháng tuổi, ngày 28 tháng 9 vừa rồi, đã bị giật điện do ngậm dây sạc điện thoại trong miệng.
Chúng tôi đến gặp bác sỹ và được biết không thuốc nào có thể rắc lên bề mặt vết thương vì cháu có thể liếm và nuốt. Tôi đau đớn vì sự bất cẩn của mình. Ngày nào tôi cũng để sạc điện xa tầm nhìn của cháu, chỉ có hôm đó, tôi quên, mà chưa đến vài giây, miệng cháu đã bị thương nặng.”
**Gửi khẩn thiết tới các ông bố bà mẹ hay các cô trông trẻ… hãy đặt sạc điện của mình thật xa tầm tay tầm nhìn của trẻ. Con tôi đã may mắn vì sự việc chỉ xảy đến thế, nhưng sẽ không lường trước được đứa trẻ tiếp theo sẽ bị nặng tới đâu!
|
| |
Do không thể bôi thuốc nên vết bỏng ở miệng của bé rất lâu lành. |
Kèm theo lời chia sẻ, bà mẹ đã đăng những bức hình vô cùng đau đớn của con gái chị khi bé phải tự chống chịu với vết thương ở miệng.
Con gái bị điện giật bắn văng, bỏng tay vì sạc điện thoại
Một bà mẹ ở Australia vừa mới đây đã lên Facebook cảnh báo cha mẹ hãy đề phòng kẻo con bị giật điện từ dây sạc điện thoại như cô con gái nhỏ của cô.
Mẹ bé cho biết cô cắm sai đầu sạc của điện thoại. Khi con gái cô chộp được dây sạc và cố cắm dây vào ổ thì có tiếng nổ kèm khói đen bốc lên từ ổ cắm.
Cú giật điện khiến cô bé 3 tuổi bị văng ra hơn 1m. “Sau đó, con gái tôi nín lặng vài giây rồi bắt đầu kêu khóc” – người mẹ nhớ lại.
| |
Vết bỏng cháy đen trên bày tay cô bé sau sự cố bị điện giật. |
May mắn là ngoài vết bỏng cháy đen như đồng xu trên bàn tay thì cô bé không tổn thương về tim do điện giật.
“Mặc dù nhà tôi trang bị đầy đủ các vật dụng để bảo vệ bé như nắp ổ cắm điện, nút chặn cửa, nắp đậy than ở lò sưởi… con gái tôi vẫn bị bỏng từ những thứ mà tôi không nghĩ đến. Từ bây giờ, tôi sẽ thiết kế lại các ổ điện để con tôi không thể chạm tay vào”, bà mẹ ở Australia nói.
Con rách khoang miệng, tổn thương amidan vì mẹ quên rút sạc điện thoại
Mới đây, bà mẹ N.V.A (hiện đang sinh sống tại Lạng Sơn) đã lên tiếng cảnh báo các bố mẹ sau khi con gái 2 tuổi của mình gặp nạn vì ngậm phải sạc điện thoại không rút nguồn điện. Tự nhận mình là do bận rộn, lơ là nên việc thiếu cẩn trọng khi không rút phích cắm sau khi sạc điện thoại của mình đã khiến con gái phải lĩnh hậu quả. Bé M.C (2 tuổi), vô tình ngậm vào đầu sạc đã bị điện giật rách khoang miệng, phải phẫu thuật để khâu vết rách.
| |
Chia sẻ đầy hối hận của bà mẹ trẻ. |
Chị V.A. cho hay tại nạn điện giật đã làm rách khoang miệng trên sâu 3cm, rộng dài 5,5cm và tổn thương vùng amidan của con gái chị. Dù đã được phẫu thuật nhưng sức khỏe của bé M.C tiến triển không mấy khả quan, chị vô cùng lo lắng bởi bác sĩ nói nên chuẩn bị đưa bé xuống Hà Nội để gây mê, phẫu thuật lại.
Bố mẹ phòng đủ thứ, trừ chiếc sạc điện thoại
Có thể nhận thấy rằng cha mẹ có con nhỏ bây giờ đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn an toàn cho con nhỏ của mình. Họ dán băng dính vào ổ điện ở tầm thấp, dùng lưới chăng ban công, cầu thang, chặn cửa, bọc góc cạnh đồ đạc bằng mút, xốp...
Nhưng có vẻ như chiếc điện thoại hoặc laptop là điều ngoại lệ và đi kèm với nó là chiếc sạc pin. Hệ quả là tai nạn liên quan đến sạc điện thoại xảy ra với trẻ em không hiếm, chủ yếu do các bé nghịch sạc điện thoại vẫn cắm vào nguồn điện hoặc do cầm điện thoại chơi khi đang sạc. Hồi tháng 5 năm nay, cô bé Shevar ở Delhi (Ấn Độ) đã ngậm sạc điện thoại vẫn đang cắm và bị điện giật tử vong.
| |
Bố mẹ cần rút sạc điện thoại ngay sau khi dùng xong |
Các chuyên gia cho biết nguy cơ một người bị điện giật bởi smartphone, ngay cả khi thiết bị đang sạc, là rất thấp. Các thiết bị sạc thường có bộ phận đổi điện áp, nên có đầu ra điện áp rất thấp. Tuy nhiên, nếu dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi, thì vẫn có thể gây nguy hiểm.
Trong khi đó, trẻ nhỏ thường rất tò mò về mọi vật xung quanh, chúng sẽ đưa mọi thứ vào miệng để nhận biết vật này cứng hay mềm, có thể ăn được hay không... Vì thế, để đảm bảo an toàn cho con, cách tốt nhất là cha mẹ hãy lưu ý:
- Luôn rút sạc điện thoại sau khi sạc.
- Không bao giờ cho trẻ chơi điện thoại đang cắm sạc.
- Tốt nhất hãy giữ trẻ tránh xa mọi thiết bị điện tử trong gia đình. Nếu dùng, phải đảm bảo chúng ở ngoài tầm tay với của trẻ.
Minh Khôi (T/h)
Quảng Ngãi: Nam thanh niên tử vong trên giường vì điện thoại phát nổ lúc sạc pin Qua khám nghiệm, lực lượng chức năng nhận định nạn nhân tử vong do điện thoại phát nổ khi vừa sử dụng điện thoại vừa ... |
Đeo tai nghe trong lúc sạc điện thoại, bị điện giật chết Một thiếu niên Malaysia 16 tuổi bị điện giật chết vì đeo tai nghe trong lúc sạc điện thoại di động. |
Điện thoại phát nổ, bé 7 tuổi bị nát bàn tay Trong lúc vừa sạc pin vừa chơi điện thoại, không may chiếc điện thoại nổ tung khiến một bé 7 tuổi ở Nghệ An bị ... |